Cảnh báo – Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, nguyên nhân và cách phòng tránh

AD31

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải khi mang thai. Nếu chẳng may bị tình trạng này, bạn cần được điều trị nhanh chóng. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe có thể xảy đến cho mình và thai nhi. Vậy dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, nguyên nhân và cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ mang bầu. Bệnh thường phát triển ở tuần thai thứ 24 – 28. 

Nếu bạn bị tiểu đường trong thai kỳ, không đồng nghĩa với bạn đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ sẽ khiến bạn tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.

Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ở trẻ. Đồng thời bệnh cũng gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.

Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được biết. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thời kỳ mang thai, nhau thai tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone do nhau thai tiết ra khiến gây kháng insulin, gây tăng đường máu

Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn gấp 3 lần mức bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên. Chính điều này gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nguy cơ mắc tiểu đường trong lúc mang thai của bạn sẽ tăng lên nếu:

  • Bị thừa cân, béo phì trước khi mang thai.
  • Bị tăng cân rất nhanh trong thai kỳ.
  • Có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
  • Có lượng đường trong máu cao nhưng chưa đủ để được chẩn đoán tiểu đường. Tình trạng này được gọi là tiền tiểu đường.
  • Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường ở lần mang thai trước.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi.
  • Đã từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg.
  • Đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Đã từng bị thai lưu,sinh non, sinh con bị dị tật.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với cả mẹ và con.

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ, bệnh đái tháo đường khi mang thai còn tiềm ẩn một số nguy cơ cho em bé như: 

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh. Điều này dẫn tới cân nặng thai nhi lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.
  • Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.
  • Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Không chỉ vậy, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé. Cần cho bé ăn ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch. Điều này nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở lại bình thường.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Tử vong ngay sau sinh.
  • Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.
  • Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
  • Thai chết lưu: Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.

Thai nhi có nguy cơ dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai to , giảm sự trưởng thành của phổi.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với người mẹ

  • Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật
  • Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên.
  • Tăng nguy cơ thai lưu, đẻ non.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Đa ối.
  • Tăng nguy cơ mắc tiểu đường thật sự trong tương lai.
  • Tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai tiếp theo.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, bệnh tiểu đường khi mang thai còn tiềm ẩn một số nguy cơ cho em bé như: 

  • Thai to, tăng trưởng quá mức.
  • Chậm phát triển trong tử cung.
  • Suy hô hấp cấp sơ sinh.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Tăng nguy cơ tử vong ngay sau sinh.
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)
  • Tăng hồng cầu, tăng Bilirubin máu gây vàng da sơ sinh…
  • Tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường trong tương lai.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ sớm và chính xác

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh chỉ được phát hiện khi thai phụ đi thăm khám định kỳ. Tuy nhiên, một vài dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ có thể kể đến:

  • Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và thiếu năng lượng.
  • Mờ mắt.
  • Khó lành các vết thương, vết trầy xước.
  • Ngủ ngáy.
  • Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị.

Thai phụ có cảm giác mệt mỏi và thường xuyên khát nước.

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Không có biện pháp phòng ngừa tình trạng tiểu đường khi mang thai tuyệt đối. Nhưng nếu bạn duy trì thói quen và lối sống lành mạnh trước/trong khi mang thai, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, trong trường hợp bạn từng bị bệnh từ trước, việc tuân thủ những thói quen lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trong những lần mang thai kế tiếp hoặc phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.

Đây là những biện pháp giúp phòng tránh hiệu quả:

Chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe 

Các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo như: trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt… Đây là lựa chọn tuyệt vời.

Vận động thường xuyên

Hãy dành 30 phút vận động hợp lý, nhẹ nhàng mỗi ngày như tưới cây, lau dọn nhà cửa, đi bộ… Điều này cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Giữ cân nặng hợp lý khi có ý định mang thai

Thừa cân – béo phì tiền mang thai là căn nguyên của một loạt vấn đề sức khỏe xảy đến trong thai kỳ, chẳng hạn như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non… Nếu có kế hoạch sinh em bé, hãy giảm cân để tạo nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Tránh tăng cân hơn mức khuyến nghị trong thời kỳ mang thai

Việc tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nhất là với những thai phụ thừa cân trước khi mang thai. Bác sĩ sẽ cho biết mức tăng cân hợp lý, tùy thuộc vào thể trạng của bạn và thai nhi.

Bài viết trên đã giúp bạn biết được dấu hiệu tiểu đường thai kỳ cũng như nguyên nhân và cách phòng tránh. Tiểu đường thai kỳ nếu được phát hiện và kiểm soát tốt sẽ không gây biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên thực hiện đúng lịch khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Nếu cần thêm thông tin tư vấn vui lòng liên hệ Hotline: 1800.1286 để được hỗ trợ.

Bình luận

  1. Pingback: [Mách bạn] Cách đo đường huyết tại nhà cho người bệnh tiểu đường

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn