Mách bạn – Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

An đường 19

Hoa quả, trái cây tươi luôn là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin rất tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong trái cây cũng chứa một lượng lớn đường. Nếu không biết cách lựa chọn trái cây phù hợp thì nó sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” cho người bệnh tiểu đường.Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gi? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây

Những loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn

Với người tiểu đường nên chú ý chọn những loại trái cây có chỉ số GI (chỉ số đường) trung bình hoặc thấp. Một số loại trái cây có tác dụng hỗ trợ tốt cho người bị tiểu đường có thể kể đến như:

Bưởi

Bưởi là loại quả thuộc nhóm có chỉ số GI thấp. Bưởi có đến 91% là nước, rất giàu vitamin C và có lượng chất xơ hòa tan cao. Nghiên cứu cho thấy, bưởi có chứa naringenin – một hợp chất có vị đắng tự nhiên giúp kiểm soát nồng độ insulin và giảm khả năng kháng insulin. Chỉ cần ăn khoảng nửa quả bưởi mỗi ngày là có thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Lưu ý: Uống thuốc cách xa thời điểm ăn bưởi ít nhất là 2h để tránh làm tăng hoạt tính hoặc độc tính của thuốc.

Người tiểu đường nên ăn bưởi nguyên chất thay vì uống nước ép bưởi

Dâu tây

Dâu tây giàu Vitamin C và chất chống oxy hóa giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Với chỉ số đường huyết GI là 41 và ít carbohydrate, dâu tây còn giúp bệnh nhân tiểu đường không có cảm giác đói vặt. Bổ sung khoảng 1 cốc dâu tây mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể người bệnh luôn tràn đầy sức sống, cân bằng được lượng đường trong máu.

Cam

Cam không chỉ là sự chọn lựa ưu tiên cho người tiểu đường, mà còn mang lại tác dụng tích cực cho nhiều căn bệnh khác. Một quả cam có đến 87% là nước và chỉ số đường huyết khá thấp, ở mức 44. Với đặc tính  giàu chất xơ, vitamin C và B1, cam có khả năng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý. Uống một quả cam mỗi ngày là thói quen tốt mà mọi người nên thực hiện và duy trì.

Quả đào

Đào là loại trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn. Tuy đào có chỉ số đường huyết thấp ở mức 28 nhưng hàm lượng chất xơ khá cao. Ngoài ra, đào chứa hơn 10 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chẳng hạn như: vitamin A, vitamin C và kali lành mạnh.

Đào cung cấp nhiều Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho người bệnh tiểu đường

Cherry (Anh đào)

Cherry là loại quả giàu vitamin và chất xơ, cực kỳ có lợi cho bệnh nhân tiểu đường nhờ chỉ số GI thấp là 22. Trong cherry có chứa chất kháng oxy hóa anthocyanin giúp làm giảm lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin. Ăn 1 cốc cherry tươi mỗi ngày rất tốt trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Táo

Táo không những có chỉ số đường huyết thấp ở mức 38, mà còn giàu vitamin C, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa. Nhờ đó, ăn táo sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, giúp hạ nồng độ cholesterol trong máu. Ngoài ra, táo còn chứa lượng Pectin dồi dào. Điều này giúp cơ thể loại bỏ độc tố và giảm nhu cầu insulin ở bệnh nhân tiểu đường.

Kiwi

Kiwi là một loại trái cây ngọt ngào mà không làm tăng đường huyết sau ăn mà bạn nên cân nhắc. Trong kiwi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Vitamin C, Kali, chất xơ… Nhờ đó, kiwi giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh, đồng thời giữ đường huyết ổn định và phòng ngừa các biến chứng.

Kiwi là sự lựa chọn tốt dành cho người bệnh tiểu đường

Lê rất giàu chất xơ và vitamin nên tốt cho hệ tiêu hóa ở người bệnh tiểu đường. Với chỉ số đường huyết vừa phải là 38 và có 84% hàm lượng nước nên không làm ảnh hưởng đến đường huyết. Người bệnh tiểu đường có thể ăn 1 quả lê mỗi ngày để giảm bớt cơn thèm ngọt mà không gây hại.

Mận hậu

Mận là loại quả ít calo và có chỉ số đường huyết rất thấp, ở mức 24. Nhờ có nguồn chất xơ phong phú nên mận trở thành loại trái cây lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường và cả bệnh tim. Ngoài ra, mận còn hỗ trợ chữa táo bón và giúp cải thiện hệ tiêu hóa ở nhiều bệnh nhân.

Quả bơ

Bơ là loại trái cây chứa các chất béo và kali lành mạnh rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Bơ cũng giúp làm giảm chất béo trung tính triglyceride và mức cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt, chỉ số đường huyết trong bơ ở mức 15, rất thấp và rất an toàn.

Người bị tiểu đường có thể ăn bơ một cách an toàn

Lựu

Lựu là loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp ở mức là 18. Trong lựu có chứa nhiều calo cùng nhiều dưỡng chất khác như chất xơ, đạm, vitamin C, Kali… Đây đều là những dưỡng chất tốt trong việc điều hòa lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường.

Đu đủ

Đu đủ còn chứa hàm lượng lớn chất xơ, các vitamin và chất chống oxy hóa giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng tim mạch. Đu đủ cũng chứa các enzyme giúp bảo vệ bệnh nhân chống lại các gốc tự do có hại. Với chỉ số đường huyết là 60, đu đủ là loại trái cây nên có mặt trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường.

Những loại trái cây người tiểu đường nên hạn chế ăn

Trái cây tươi là lựa chọn tốt cho sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, có một số loại trái cây có chứa lượng đường lớn, sẽ có hại cho bệnh tiểu đường. Dưới đây là những loại trái cây mà người bệnh tiểu đường không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng:

Sầu riêng, mít có nhiều đường

Sầu riêng và mít là loại trái cây người tiểu đường không nên sử dụng nhiều vì chỉ số carbs khá cao. Lượng đường trong trái cây này tương đương với lượng đường của 1 lon cocacola hoặc một bát cơm trắng. Mặc dù vậy, sầu riêng cũng là loại trái cây có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Những chất béo không bão hòa đơn, Kali, Vitamin nhóm B… giúp giảm lượng cholesterol xấu, kiểm soát huyết áp, tăng chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ hệ miễn dịch… cho người bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn cho đỡ thèm. Tuy nhiên, chỉ nên ăn ½ múi sầu riêng hoặc 2 – 3 múi mít.

Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ½ múi sầu riêng.

Trái dứa chín 

Dứa không phải là loại trái cây người tiểu đường nên ăn vì có chứa hàm lượng đường khá cao. Tuy nhiên, xét về góc độ bổ dưỡng, dứa rất giàu vitamin và nguyên tố vi lượng, kháng viêm tốt. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nếu muốn ăn dứa chỉ nên ăn một lát dứa tươi mỏng.

Xoài chín

Xoài là một loại quả tốt cho sức khỏe vì trong vỏ xoài xanh có hợp chất giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn. Trong khi đó, xoài chín lại chứa lượng đường cao hơn và gây ra tăng huyết áp. Người tiểu đường chỉ nên ăn một lát xoài chín nhỏ 10 gram, ăn cách xa bữa ăn khi thèm.

Chuối chín kỹ

Trong số các loại trái cây, chuối có vị ngọt hơn hẳn nhất là khi chín kỹ. Điều này có nghĩa là hàm lượng đường trong chuối khá cáo. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng để tránh tăng đường huyết đột ngột. Nếu muốn ăn chỉ nên ăn ½ quả, không ăn ngay sau bữa ăn mà sử dụng làm bữa phụ.

Chuối chín kỹ có hàm lượng đường khá cao không tốt cho người tiểu đường.

Vải thiều, nhãn

Vải và nhãn đều là những loại trái cây có ít chất xơ và có hàm lượng đường glucoza cao. Nếu ăn nhiều vải và nhãn cùng một lúc có thể khiến tăng đường huyết nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 quả/ ngày, ăn vào bữa ăn phụ hoặc cách xa bữa ăn.

Thời gian thích hợp để người bệnh tiểu đường ăn trái cây

Thời gian ăn trái cây rất quan trọng, đặc biệt với người bệnh tiểu đường. Vì vậy cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng. Vào khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.
  • Ăn trái cây sau bữa ăn chính ít nhất là 2 giờ. Lúc này ăn trái cây sẽ không làm đường huyết của người bệnh tăng lên đột ngột.
  • Người tiểu đường chỉ nên ăn 2-3 loại trái cây mỗi ngày. Ăn đúng lượng với yêu cầu của bác sĩ.
  • Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn cả quả thay vì uống sinh tố, hay nước ép. Nước ép giúp hấp thụ chất tốt hơn, nhanh hơn sẽ làm tăng đường huyết đột ngột.

Cách tính khẩu phần hoa quả ăn cho người bệnh tiểu đường

Người tiểu đường chọn khẩu phần ăn chứa khoảng 15g Carbohydrate là hợp lý. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý đến chỉ số GI (lượng đường huyết trong thực phẩm). Chỉ số GI nằm trong khoảng 0 – 55 là phù hợp với người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp nhưng lượng đường được hấp thu vào cơ thể cao, tức là chỉ số GL cao. Ngược lại, người bệnh có thể ăn những thực phẩm có chỉ số GI cao trong khi chỉ số GL thấp. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý kiểm soát về số lượng trong 1 khẩu phần ăn

  • Chú ý hàm đến chỉ số đường huyết (GI) và chỉ số hấp thụ tinh bột vào cơ thể (GL) của loại trái cây mình muốn sử dụng. Từ đó tính toán được hàm lượng mà bản thân có thể dùng. Nên chọn các loại trái cây có chỉ số GI thấp hơn 50 và chỉ số GL < 10.
  • Chú ý lượng Carb của trái cây mặc dù carb là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Carb qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể có thể chuyển hóa thành đường. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp lên lượng đường huyết trong máu. Đối với người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 200 carb mỗi ngày.

Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn trái cây tươi, chứ tuyệt đối không nên sử dụng trái cây khô, đóng hộp

Lưu ý khi ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường

Các loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường nếu không được ăn đúng cách cũng có thể gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn trái cây dành cho người tiểu đường:

Không nên dùng nhiều nước ép trái cây

Khác với trái cây nguyên quả, nước ép trái cây chứa hàm lượng lớn đường và ít chất xơ. Hơn nữa, đường trong nước ép trái cây chủ yếu là đường Fructose. Điều này làm tăng nguy cơ bị béo phì và tim mạch ở người bệnh tiểu đường. Vì vậy, người bệnh nên ăn trái cây tươi,nguyên quả thay vì uống nước ép trái cây.

Dùng trái cây ở dạng nguyên chất

Sử dụng trái cây thêm đường, siro,… có thể làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Vì vậy, người bệnh nên ăn trái cây ở dạng nguyên chất để giữ đường huyết ở mức ổn định.

Nên ăn trái cây tươi, dạng tự nhiên

Trải qua quá trình sấy khô, lượng nước trong trái cây bị hao hụt làm gia tăng hàm lượng đường trong trái cây. Do đó, người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây tươi, dạng tự nhiên. 

Lưu ý khi dùng hoa quả khô, đóng hộp

Hoa quả khô, đóng hộp đã trải qua quá trình chế biến nên dễ làm tăng lượng đường trong máu. Bạn nên xem kĩ bảng thành phần trước khi quyết định lựa chọn.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh có thể trả lời được câu hỏi Người tiểu đường nên ăn trái cây gì và những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích. Nếu cần thêm thông tin về sức khỏe bệnh tiểu đường hãy liên hệ đến Hotline: 1800.1286 để được hỗ trợ.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn