[Mách bạn] Cách đo đường huyết tại nhà cho người bệnh tiểu đường

Cách đo đường huyết tại nhà cho người bệnh tiểu đường

Kiểm tra đường huyết tại nhà là cách rất tốt để bạn chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Đặc biệt điều này rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây An đường TW3 sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ và hướng dẫn cụ thể cách đo đường huyết tại nhà cho người bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết được viết tắt là GI (Glycemic Index) là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ đường trong máu. Chỉ số này được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục biến động do ảnh hưởng của chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Sự ổn định lượng đường trong máu rất quan trọng. Nếu nồng độ đường trong máu luôn cao sẽ gây ra bệnh tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm.

Chỉ số đường huyết giúp đánh giá lượng đường trong máu.

Chỉ số đường huyết giúp đánh giá lượng đường trong máu.

Tại sao cần theo dõi đường huyết tại nhà?

Việc theo dõi đường huyết tại nhà giúp người nhà và bệnh nhân rất nhiều trong quá trình chăm sóc và điều trị:

  • Biết được đường huyết của mình cao hay thấp giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường. Từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời giúp ổn định đường huyết như người bình thường.
  • Xây dựng một kế hoạch chăm sóc hợp lý, thay đổi chế độ ăn, hình thành nếp sống khoa học. Từ đó giúp đường huyết ổn định và giảm dần liều lượng thuốc điều trị. 

Đối với bác sĩ, việc theo dõi đường huyết tại nhà giúp:

  • Đánh giá được hiệu quả phương pháp điều trị đối với từng bệnh nhân và từng giai đoạn của bệnh. Từ đó sẽ đưa ra những thay đổi kịp thời tốt hơn cho người bệnh.
  • Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết: lối sống, tâm trạng, suy nghĩ, quá trình chăm sóc sức khỏe…

Những người cần thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà

Ở những người bình thường thì chỉ số đường huyết thường như sau: 

  • Trước khi ăn: Đường huyết đạt 4.4 – 7.2 mmol/L. 
  • Từ khoảng 1 đến 2 giờ (tính từ lúc bắt đầu ăn): Chỉ số đường huyết < 10 mmol/L.

Bạn cần kiểm tra thường xuyên việc đo đường huyết tại nhà nếu nằm trong các đối tượng sau:

  • Người đang sử dụng insulin.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người khó kiểm soát mức đường huyết.
  • Người có mức đường huyết thấp. Đặc biệt trường hợp không có dấu hiệu cảnh báo.
  • Người có ceton do lượng đường trong máu cao.
Người bị tiểu đường thai kỳ cần kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Người bị tiểu đường thai kỳ cần kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Xem thêm: Cảnh báo – Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, nguyên nhân và cách phòng tránh

Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà cho người bệnh tiểu đường

Đối với người bệnh tiểu đường tuýp 1: Người bệnh cần thử đường huyết 3 lần mỗi ngày. Đây là bước quan trọng để theo dõi quá trình điều trị. Ngoài ra sẽ can thiệp kịp thời nếu có sự thay đổi bất thường trong cơ thể người bệnh. 

Đối với người mắc bệnh tiểu đường type 2: Người bệnh nên kiểm tra đường huyết vào những mốc thời gian trong ngày như sau: 

  • Trước các bữa ăn: sáng, trưa và chiều tối.
  • Khoảng 1 đến 2 tiếng sau các bữa ăn chính (sáng, trưa, chiều).
  • Kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ.
  • Kiểm tra vào thời điểm nghi ngờ cơ thể đang bị hạ đường huyết.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kiểm tra đường huyết trong những trường hợp sau: 

  • Khi nghi ngờ cơ thể đang bị hạ hoặc tăng đường huyết. 
  • Cần kiểm tra đối với những bệnh nhân phải thay đổi thuốc điều trị hoặc thay đổi liều lượng thuốc đang sử dụng.
  • Bệnh nhân áp dụng chế độ dinh dưỡng mới hoặc chế độ tập luyện mới cũng nên kiểm tra đường huyết. 
  • Kiểm tra trước, sau khi tập thể dục.
  • Trước khi tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ, chẳng hạn như lái xe,… cũng nên thử đường huyết. 

Nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về tần suất cũng như thời điểm kiểm tra đường huyết. 

Chỉ số đường huyết thay đổi trước và sau ăn.

Chỉ số đường huyết thay đổi trước và sau ăn.

Hướng dẫn tự kiểm tra đường huyết tại nhà

Các bước kiểm tra tiểu đường bằng máy đo đường huyết

  • Rửa sạch và lau khô tay sau khi sát khuẩn nếu không kết quả sẽ không chính xác.
  • Kiểm tra hạn sử dụng và mã code của que thử. Lắp kim lấy máu vào bút và thực hiện lấy máu. Lưu ý, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phải thực hiện ngay. Tránh để lâu dễ bị oxy hóa.
  • Nhỏ một giọt máu lên que thử. Đặt que vào máy đo và xem hiển thị lượng đường trong máu.
  • Ghi lại kết quả để có thể chia sẻ với bác sĩ (nếu cần). 
  • Dựa trên kết quả, người bệnh cũng có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc thuốc uống. 
Thực hiện theo đúng các bước để kết quả chính xác.

Thực hiện theo đúng các bước để kết quả chính xác.

Một số lưu ý khi đo đường huyết tại nhà

Để quá trình đo đường huyết đạt hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần chú ý thêm những điều sau đây:

  • Ghi chép đầy đủ, rõ ràng số liệu, thời gian và các thông tin liên quan đến chỉ số đường huyết. Điều này tiện lợi cho quá trình đánh giá và giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.
  • Lựa chọn máy đo đạt chất lượng tốt để kết quả đo được tin tưởng tuyệt đối. Vệ sinh sạch sẽ máy đo sau mỗi lần sử dụng.
  • Que thử và kim thử chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất. Tuyệt đối không sử dụng lại để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Hơn nữa những que đã qua sử dụng sẽ cho kết quả không chính xác.
  • Tránh chỉ đo ở 1 đầu ngón tay duy nhất. Đổi luân phiên đo giữa các ngón để hạn chế bị đau. 
  • Rèn luyện thói quen đo đường huyết theo định kỳ và cùng 1 thời điểm trong ngày giữa các lần đo khác nhau.
  • Kết hợp với việc xây dựng kế hoạch chăm sóc, chế độ sinh hoạt hợp lý để thấy sự thay đổi giữa các lần đo đường huyết.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về sự cần thiết của việc đo đường huyết tại nhà. Bên cạnh đó là những hướng dẫn và lưu ý để kiểm tra đường huyết được chính xác nhất. Nếu cần thêm thông tin vui lòng liên hệ Hotline 1800.1286 để được hỗ trợ. 

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn