Lá cây chữa bệnh tiểu đường hữu hiệu bạn cần biết!

Lá cây chữa bệnh tiểu đường

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y trong điều trị bệnh tiểu đường, sử dụng lá cây chữa bệnh tiểu đường hiện nay cũng là biện pháp được nhiều người bệnh tin dùng nhờ tính hiệu quả và an toàn. Vậy bệnh nhân tiểu đường uống lá cây gì là tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Có nên sử dụng lá cây chữa bệnh tiểu đường?

Khẳng định là có! Người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn lá cây có sẵn trong thiên nhiên để giúp ổn định đường huyết an toàn ngay tại nhà. Đây được xem là phương pháp hữu hiệu để tránh được một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc tân dược.

Tuy nhiên, các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường có nguồn gốc từ thiên nhiên nên tác dụng sẽ chậm hơn so với các loại thuốc tây. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên kiên trì sử dụng hàng ngày theo liều lượng được hướng dẫn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng lá cây kết hợp với các loại thuốc tây y. Việc kết hợp sử dụng có thể gây tương tác làm tăng tác dụng phụ của tân dược.

Một số loại lá cây chữa tiểu đường rất tốt.

Những lá cây chữa bệnh tiểu đường

Có rất nhiều loại lá cây được sử dụng để giúp ổn định đường huyết hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Sau đây là một số lá cây được nhiều người sử dụng:

Lá dây thìa canh

Lá dây thìa canh là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết. Trong lá dây thìa canh có chứa hoạt chất gymnemic acid giúp tăng tiết dịch tụy, giảm đường huyết hiệu quả khi kiên trì sử dụng một thời gian dài.

Cách sắc uống lá dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường:

  • Bước 1: Lá dây thìa canh tươi rửa sạch, đem phơi khô
  • Bước 2: Cho 50g lá dây thìa canh khô cho vào ấm đun cùng với 1.5 lít nước
  • Bước 3: Đun sôi, sau đó để lửa nhỏ 15 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Sử dụng hàng ngày, uống trước bữa ăn từ 30 phút – 1 giờ.

Lưu ý: Ngừng sử dụng ngay khi gặp phải các vấn đề như chóng mặt, buồn nôn, nôn, hạ đường huyết vượt mức cho phép… 

Giảo cổ lam

Trong giảo cổ lam có chứa hoạt chất phanosid giúp ổn định chỉ số đường huyết trước và sau ăn, giúp tăng tiết insulin. Từ đó giúp làm giảm đường huyết, hỗ trợ cho việc điều trị tiểu đường.

Cách sử dụng giảo cổ lam khô để trị bệnh tiểu đường:

  • Bước 1: Chuẩn bị 80 gam giảo cổ lam khô, chia ra sắc 2 lần mỗi ngày.
  • Bước 2: Sắc 40 gam giảo cổ lam khô với khoảng 1 lít nước lọc.
  • Bước 3: Để nguội, uống hàng ngày thay nước lọc để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Giảo cổ lam có tác dụng giảm huyết áp nhanh và mạnh. vì vậy nên uống sau ăn no hoặc thêm 1 lát gừng tươi. Không sử dụng giảo cổ lam vào buổi đêm vì nó có thể làm người bệnh mất ngủ.

Giảo cổ lam giúp điều trị tiểu đường, mỡ máu.

Lá sung

Theo Đông y, lá sung có tác dụng giảm lượng đường trong máu, tăng sinh insulin. Ngoài ra, lá sung giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh sử dụng một ly trà lá sung vào mỗi buổi sáng sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường một cách hiệu quả.

Cách đun nước từ lá sung vô cùng đơn giản ai cũng có thể áp dụng tại nhà:

  • Bước 1: 300g lá sung bánh tẻ rửa sạch, để ráo, vò sơ cho hơi nát. 
  • Bước 2: Đun 1 lít nước sôi, sau đó cho lá sung vào đun thêm 15 phút.
  • Bước 3: Để nguội và dùng thay nước uống hàng ngày.

Lưu ý: Nếu bạn đang dùng insulin để điều trị bệnh tiểu đường thì nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu muốn dùng thêm lá sung.

Lá dứa

Lá dứa là một loại thảo dược tự nhiên có tác dụng làm giảm lượng đường huyết, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người tiểu đường rất tốt. Trong lá dứa chứa nhiều glycosides và hàm lượng chất xơ lớn. Điều này giúp hạn chế tình trạng tích tụ đường trong máu giúp đường huyết được đưa về mức ổn định.

Bạn có thể sử dụng lá dứa để hỗ trợ chữa tiểu đường như sau:

  • Bước 1: Lấy khoảng 10 lá dứa tươi, rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Cắt nhỏ và đun lá với 2,5 lít nước lọc. Đến khi nước sôi và vơi còn khoảng 2 lít thì tắt bếp.
  • Bước 3: Chia đều nước uống trong ngày.

Lưu ý: Nên uống nước lá dứa trước bữa ăn khoảng 30 phút và duy trì đều đặn hàng ngày.

Lá xoài

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, lá xoài giúp kích thích tuyến tụy sản xuất insulin và ngăn ngừa tăng đường huyết sau ăn. Nhờ đó giúp làm giảm đáng kể đường huyết ở người tiểu đường type 2, đặc biệt ở những người mới mắc bệnh.

Cách sử dụng lá xoài non nấu lấy nước để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường được thực hiện khá đơn giản, bao gồm:

  • Bước 1: Chọn 10-15 lá xoài non, rửa sạch.
  • Bước 2: Đun trong 10-15 phút với 1,5 lít nước.
  • Bước 3: Tắt bếp và để nguyên hỗn hợp nước lá xoài này qua đêm. Đến sáng hôm sau lọc lấy phần nước để uống.

Lưu ý: Để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn nên chú ý uống ngay khi thức dậy. Kiên trì thực hiện trong từ 2-3 tháng.

Lá xoài chữa bệnh tiểu đường – Từ bài thuốc dân gian đến giải pháp hiện đại.

Lá dâu tằm

Lá dâu tằm có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, đặc biệt trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Trong lá dâu tằm có chứa các alkaloids, flavonoids,… giúp làm giảm nồng độ đường trong máu, ngăn chặn bệnh tiểu đường tiến triển một cách hiệu quả.

Cách dùng lá dâu tằm đơn giản và hiệu quả cho người bệnh tiểu đường:

  • Bước 1: Rửa sạch 100g lá dâu tằm, để ráo nước
  • Bước 2: Cho vào nồi cùng với 1 lít nước lọc, đun trong 10 phút.
  • Bước 3: Để nguội, uống hàng ngày thay nước lọc.

Lưu ý: Khi gặp phải các tình trạng như chóng mặt, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy… hoặc một số dị ứng khác thì nên dừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lá đu đủ

Các nghiên cứu cho thấy trong lá đu đủ có chứa các thành phần tự nhiên có khả năng kích thích hoạt động của hormon insulin trong cơ thể. Người bệnh tiểu đường khi uống nước lá đu đủ sẽ giúp làm hạ đường huyết và giữ chỉ số đường huyết luôn ở mức bình thường. 

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Lá đu đủ tươi đem xắt nhỏ rồi phơi khô
  • Bước 2: Cho khoảng 10g lá đu đủ khô vào nồi, đun sôi trong lửa nhỏ khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Tắt bếp, chắt nước uống hàng ngày thay nước lọc.

Lưu ý: Chất papain có trong lá đu đủ rất dễ gây kích ứng dạ dày, thậm chí có thể gây xuất huyết. Vì vậy nếu người bệnh gặp phải tình trạng như đau bụng, đầy bụng, ợ chua thì phải ngừng sử dụng ngay.

Lá cây mật gấu

Trong Đông y, lá cây mật gấu trị tiểu đường được sử dụng khá phổ biến. Lá cây mật gấu có chứa nhiều hoạt chất như berban amin, oxyacanthin,… có tác dụng cải thiện chức năng của insulin, ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường

Các bước sử dụng lá cây mật gấu để điều trị tiểu đường:

  • Bước 1: Chuẩn bị 5g lá mật gấu tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng.
  • Bước 2: Hãm lá mật gấu với nước sôi nóng trong phích hoặc bình giữ nhiệt.
  • Bước 3: Uống thành 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Lưu ý: Cây mật gấu là một loại thảo mộc có chứa chất kháng sinh. Vì vậy chỉ nên sử dụng khoảng 2 tuần rồi dừng trong 2 – 4 tuần sau đó dùng tiếp.

Trị tiểu đường bằng lá cây mật gấu rất đơn giản, có thể áp dụng tại nhà

Lá sa kê

Lá sa kê là một trong những vị thuốc được nhiều người biết đến và sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tiểu đường. Lá sa kê có chứa flavonoid giúp kích thích tuyến tụy bài tiết insulin và giúp ổn định đường huyết một cách hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Dùng 100g lá sa kê vàng vừa rụng, 100g trái đậu bắp tươi, 50g lá ổi non tươi, rửa sạch.
  • Bước 2: Đem tất cả các nguyên liệu này sắc với 1,5 lít nước uống đến khi còn 100ml. Uống duy trì hàng ngày.

Lưu ý: Không bảo quản quá 24h.

Lá vối

Lá vối là 1 loại thảo dược rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Khi sử dụng thường xuyên lá vối có thể hạn chế tăng đường huyết sau ăn và giúp ổn định đường huyết lâu dài.

Bạn có thể sử dụng lá vối chữa tiểu đường bằng cách sau:

  • Bước 1: Lấy 20 – 30g lá vối tươi, rửa sạch
  • Bước 2: Cho vào ấm lọc, hãm uống như trà, uống hàng ngày thay nước lọc.

Lưu ý: Người bị huyết áp thấp tuyệt đối không sử dụng nước lá vối khi đang đói.

Lá lốt

Thành phần trong lá lốt có chứa nhiều tinh dầu, alkaloid, chất flavonoid,… có tác dụng kháng viêm, sưng và giảm đau rất hiệu quả. Khi sử dụng lá lốt chữa bệnh tiểu đường thông qua việc ngâm chân mỗi ngày trước khi đi ngủ sẽ giúp ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Cách sử dụng lá lốt để ngâm chân cho người tiểu đường:

  • Bước 1: Lấy khoảng 10-20g lá lốt tươi đem rửa sạch, rồi cắt thành khúc bằng đốt ngón tay.
  • Bước 2: Cho vào nồi thêm khoảng 1,5 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Thêm ít muối vào nước, để nguội bớt rồi ngâm khoảng 10 – 20 phút.

Lưu ý: Sau khi ngâm chân xong, người bệnh cần lau khô bàn chân và đi tất ấm.

Sau khi ngâm chân bằng lá lốt, người bệnh cần lau khô và ủ ấm chân ngay lập tức

Lá Neem ( lá sầu đâu)

Lá sầu đâu được biết đến là vị thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả. Người bệnh tiểu đường khi dùng lá sầu đâu đúng cách sẽ giúp giảm lượng đường được hấp thu vào máu sau ăn. Bên cạnh đó, lá sầu đâu còn giúp kích thích tế bào beta của tuyến tụy sản sinh insulin. Đồng thời, giúp người bệnh giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bạn chỉ cần áp dụng cách rất đơn giản như sau:

  • Bước 1: Lấy khoảng 5 – 10g lá sầu đâu tươi đem rửa sạch, phơi trong bóng râm cho đến khi lá hơi héo.
  • Bước 2: Cho lá sầu đâu vào nồi đun cùng với 500ml nước cho tới khi nước có màu xanh đậm thì tắt bếp.
  • Bước 3: Mỗi ngày uống 1 lần vào lúc sáng sớm.

Lá ổi

Ngày nay, y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng làm giảm lượng đường huyết mà không để lại tác dụng phụ của lá ổi. Uống nước sắc lá ổi trong bữa ăn sẽ giúp giảm các triệu chứng của tiểu đường như kháng insulin, tăng lipid huyết…

Bạn có thể tự làm nước sắc lá ổi chữa tiểu đường tại nhà bằng cách:

  • Bước 1: Rửa một vài lá ổi dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn.
  • Bước 2: Cho toàn bộ lá vào nồi nước đang sôi.
  • Bước 3: Đun nóng chừng vài phút rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Lọc lấy phần nước, để nguội rồi sử dụng ngay.

Lưu ý khi sử dụng những lá cây chữa bệnh tiểu đường

Lá cây chữa bệnh tiểu đường thường được cho là an toàn và ít gây tác dụng phụ hơn thuốc Tây. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường khi sử dụng vẫn cần thận trọng và phải chú ý các vấn đề sau: 

  • Trong quá trình sử dụng các loại lá chữa bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết.
  • Khi gặp các triệu chứng bất thường như đói cồn cào, tay chân run rẩy, vã mồ hôi lạnh, thèm ăn, sụt cân nhanh, choáng váng… cần dừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Không tự ý bỏ các loại thuốc điều trị tiểu đường đang được bác sĩ kê đơn.
  • Duy trì chế độ ăn và chế độ tập luyện phù hợp cho người tiểu đường theo đúng hướng dẫn.

Người tiểu đường nên chú ý kiểm tra đường huyết đều đặn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp ích được cho người bệnh tiểu đường trong việc sử dụng các loại lá cây chữa tiểu đường như nào cho an toàn và hiệu quả. Nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800.1286 để được giải đáp.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn