Biến chứng tiểu đường – Cách phòng ngừa và hạn chế biến chứng

biến chứng tiểu đường

Biến chứng tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và có thể trở thành mối nguy hiểm cho người bệnh.Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải để biết cách phòng tránh. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường thường gặp

Biến chứng mạn tính là hậu quả của tăng đường huyết kéo dài, gây tổn thương mạch máu và hệ thần kinh. Dưới đây là những biến chứng tiểu đường mạn tính thường gặp và dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm.

Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính nguy hiểm

Biến chứng ở da 

Biến chứng ở da của bệnh tiểu đường là do khi đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu tới nuôi dưỡng da. Tổn thương thần kinh trên cơ quan nào sẽ gây ra biểu hiện trên cơ quan đó:

Trên tay, chân, da:

  • Tê bì, cảm giác như có kiến bò, kim châm.
  • Nóng rát lòng bàn tay, bàn chân hoặc các ngón tay chân.
  • Da khô ngứa, bong tróc, nứt nẻ.
  • Tăng chai sạn chân, dày móng.
  • Yếu và teo cơ chi dưới. Đi lại khó khăn.
  • Biến dạng bàn chân

Trên tiêu hóa: 

  • Nuốt nghẹn, đầy bụng.
  • Nóng rát hoặc đau thượng vị.
  • Nôn hoặc buồn nôn.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Liệt dạ dày.

Trên hệ sinh dục:

  • Ở nam giới: Rối loạn cương dương, giảm ham muốn, xuất tinh ngược.
  • Ở nữ giới: Khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.

Biến chứng trên da do tiểu đường hầu hết có thể điều trị và kiểm soát được tuy nhiên thường dai dẳng dễ tái phát. Để ngăn chặn các biến chứng về da của bệnh tiểu đường, điều quan trọng nhất người bệnh cần làm là phải giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra da hàng ngày để kịp thời thấy được bất kỳ những thay đổi hay dấu hiệu lạ nào trên da.

Tình trạng da xuất hiện mụn nhọt do biến chứng của tiểu đường

Biến chứng ở mắt 

Biến chứng ở mắt có nguy cơ gây mù lòa rất cao. Đây là hậu quả của tổn thương mạch máu nhỏ tại mắt khiến võng mạc dễ bị xuất huyết và hình thành sẹo. Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường thường biểu hiện sớm thông qua các dấu hiệu như mờ mắt, đau nhức trong hốc mắt, xuất huyết mạch máu nhỏ vùng đáy mắt.

Người tiểu đường nên đi khám mắt định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời. Điều này có thể ngăn ngừa tới 90% suy giảm thị lực do tiểu đường gây ra.

Biến chứng thần kinh 

Biến chứng thần kinh là biến chứng xuất hiện sớm nhất và phổ biến của bệnh tiểu đường. Hệ thần kinh điều khiển hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể. Tổn thương thần kinh ở cơ quan nào thì sẽ gây ra biểu hiện trên cơ quan đó. 

  • Tổn thương thần kinh trên tay chân, da sẽ có cảm giác tê bì, da khô ngứa, biến dạng bàn chân… 
  • Tổn thương thần kinh trên tiêu hóa có triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng, nôn… 
  • Tổn thương thần kinh trên hệ sinh dục gây rối loạn cương dương, rối loạn kinh nguyệt…

Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng đường ổn định, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách mỗi ngày. Đây là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa biến chứng về thần kinh.

Để tránh biến chứng tiểu đường, người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ

Biến chứng về thận

Biến chứng thận ở người tiểu đường bắt nguồn từ tổn thương mạch máu nuôi dưỡng thận. Khi mạch máu tổn thương khiến máu không thể lưu thông đến nuôi dưỡng thận. Điều này gây ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận và cuối cùng là gây suy thận.

Biến chứng thận ở bệnh tiểu đường thường ít có dấu hiệu nhận biết. Khi bạn có những biểu hiện như tiểu đêm > 3 lần, nước tiểu đục, sủi bọt, có mùi hôi… thì có thể thận đã bị tổn thương nặng. Chính vì vậy, người tiểu đường nên kiểm soát tốt đường huyết, kết hợp cùng chế độ ăn ít muối, ít đạm, ít mỡ… Đặc biệt cần xét nghiệm máu và nước tiểu ít nhất 1 năm 1 lần để được kiểm tra albumin niệu và mức lọc cầu thận.

Biến chứng tim mạch

Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,… cao gấp 4 lần người bình thường. Bệnh tiểu đường sẽ gây tổn thương các tế bào nội mạc nên dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa trên động mạch, gây hẹp lòng mạch. Các mảng xơ vữa giòn và dễ vỡ cũng chính là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, nhồi máu não,… nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. 

Người bệnh tiểu đường ngoài việc kiểm soát đường huyết của mình cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch để phát hiện sớm biến chứng nếu có.

Biến chứng nhiễm trùng

Người bệnh tiểu đường rất dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng như: sâu răng, viêm lợi, tụt răng, viêm đường hô hấp, viêm phổi, cúm,… Đường huyết tăng cao chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. 

Chính vì vậy người bệnh luôn giữ đường huyết cân bằng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đặc biệt là những vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, vùng kín. Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, có máu… hãy dành thời gian đi khám ngay.

Biến chứng tiểu đường xảy ra ở nhiều cơ quan

Biến chứng tiểu đường ở chân 

Biến chứng tiểu đường ở bàn chân là hậu quả của tổn thương thần kinh, mạch máu, nhiễm trùng… Ở người tiểu đường, hệ thống thần kinh bàn chân bị tổn thương khiến bàn chân bị mất cảm giác, không thể nhận biết các thương tổn có thể mắc phải. Khi các vết thương hở hình thành, nếu không kịp thời phát hiện và xử lý vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Thêm vào đó do mạch máu bị tổn thương sẽ dẫn đến việc các chất dinh dưỡng đến chân kém khiến tình trạng viêm loét và hoại tử dễ xảy ra.

Người bệnh tiểu đường cần chăm sóc bản thân và kiểm soát tốt đường huyết của mình bằng cách thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, rửa chân bằng nước ấm hàng ngày… Cứ 2 – 3 tháng người bệnh tiểu đường nên đi kiểm tra sức khỏe một lần, ngay cả khi không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác thường.

Những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường cần chú ý

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.

Hạ đường huyết

Các dấu hiệu hạ đường huyết: đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh… Dấu hiệu này thường xuất hiện khi đường huyết dưới 4 mmol/l. Tuy nhiên, nhiều người tiểu đường lâu năm luôn có mức đường huyết cao. Đường huyết có thể chưa giảm dưới 4 mmol/l đã có dấu hiệu của hạ đường huyết.

Khi người tiểu đường bị hạ đường huyết nên uống một cốc nước đường, hay ăn 1 chiếc kẹo và nằm nghỉ ngơi yên tĩnh. Sau 15 phút đo lại đường huyết cho người bệnh. Khi đường huyết đã ổn định nên ăn 1 bữa ăn nhẹ và tiếp tục theo dõi thêm 60 phút. Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê, lú lẫn, co giật nên nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Người tiểu đường bị hạ đường huyết nên nằm nghỉ ngơi yên tĩnh.

Nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton là biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường. Đây là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa khiến cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin. Nhiễm toan ceton thường gặp ở người bệnh tiểu đường type 1 khi đường huyết tăng trên 14 mmol/l. Đôi khi cũng xuất hiện ở người tiểu đường bị nhiễm trùng, căng thẳng hoặc chấn thương. 

Các triệu chứng của nhiễm toan ceton bao gồm buồn nôn, nôn và đau bụng, hơi thở có mùi chua. Khi đó phải ngay lập tức cấp cứu tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Tăng áp lực thẩm thấu máu

Tăng áp lực thẩm thấu là một biến chứng cấp tính rất nặng của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người bệnh đái tháo đường týp 2. Đây là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu của người bệnh tăng quá cao trong một thời gian dài. Điều này dẫn đến mất nước nghiêm trọng và rối loạn tri giác.

Dấu hiệu nhận biết tăng áp lực thẩm thấu máu là: khát nước, khô miệng, đi tiểu nhiều, sốt, buồn ngủ, ảo giác, mất tầm nhìn, yếu 1 bên cơ thể, co giật, mê man. Khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có thể phát hiện và xử trí kịp thời.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tiểu đường

Cách phòng ngừa và hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa và hạn chế các biến chứng tiểu đường, bạn cần kiểm soát tốt nhiều yếu tố. Dưới đây là là một số cách hiệu quả người bệnh tiểu đường có thể tham khảo:

Kiểm soát tốt đường huyết mỗi ngày

Đây là cách ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường tốt nhất. Vì vậy, người bệnh cần giữ chỉ số đường huyết nằm trong mức an toàn như sau:

  • HbA1c < 7%.
  • Chỉ số đường huyết khi đói: 3.9 – 7.2 mmol/l.
  • Chỉ số đường huyết trước khi ăn: < 7.2 mmol/l.
  • Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2h: < 10 mmol/l.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý kiểm soát chế độ ăn để tránh đường huyết tăng cao đột ngột. Các thực phẩm nên hạn chế ăn gồm: thực phẩm chứa nhiều chất bột đường, muối, chất béo xấu (mỡ động vật, chất béo trong thực phẩm chế biến sẵn), chất đạm từ động vật… 

Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ hòa tan ở dạng hấp, luộc thay vì chiên, rán để hạn chế chất béo. Ngoài ra, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh việc tăng đường huyết do cơ thể hấp thụ quá nhiều đường trong thực phẩm.

Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ tập thể dục thể thao phù hợp

Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên 30 phút/ ngày để giúp làm giảm đường huyết nhờ giảm đề kháng insulin. Bên cạnh đó, việc tập luyện hợp lý cũng giúp người bệnh kiểm soát được cân nặng. Từ đó ngăn ngừa các biến chứng trên tim mạch, thần kinh, thận, mắt,… rất hiệu quả.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ 

Sử dụng thuốc điều trị dài ngày có thể khiến người bệnh tiểu đường lo lắng về tác dụng phụ trên gan thận hay nguy cơ nhờn thuốc. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Việc dùng thuốc đúng liều và định kỳ tái khám 1 – 3 tháng/ lần sẽ giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả của thuốc. Đồng thời giúp người bệnh giảm rủi ro biến chứng và xem xét được dùng thuốc với liều thấp nhất.  

Trên đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Các biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm nếu như không phát hiện kịp thời và điều trị sớm, đặc biệt khi không kiểm soát tốt đường huyết. Chính vì vậy, người bệnh cần lưu ý theo dõi, duy trì đường huyết ổn định và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800.1286 để được giải đáp.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn