Trầm cảm ở người tiểu đường – Sự nguy hiểm cần lưu ý

trầm cảm ở người tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh mạn tính không thể chữa trị dứt điểm. Người bệnh chỉ có thể sống cùng với bệnh. Việc kiểm soát đường huyết vô cùng quan trọng và dễ tạo ra áp lực cho người bệnh. Trầm cảm ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp và suy nghĩ. Những điều này tác động đến việc điều trị tiểu đường. Vậy trầm cảm ở người tiểu đường nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mối quan hệ giữa tiểu đường và trầm cảm

Trầm cảm và tiểu đường là mối quan hệ 2 chiều ảnh hưởng đến nhau rất nhiều. Khi gặp vấn đề căng thẳng stress thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi mắc bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về tâm thần, thần kinh.

Trên thực tế những người mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng nguy cơ mắc cả trầm cảm và ngược lại. Trầm cảm ở người bệnh tiểu đường sẽ tăng nguy cơ tử vong lên gấp 2 lần.

Trầm cảm là trạng thái khiến người bệnh thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân mình. Người bệnh không tự kiểm soát được lượng đường huyết và không có một chế độ ăn hợp lý. Điều này làm cho bệnh tiểu đường trở nên khó kiểm soát đường huyết. Đường huyết sẽ tăng và khiến cho các biến chứng nguy hiểm ngày càng nhiều hơn.

Khi gặp bất cứ một vấn đề nào về tinh thần, tâm lý người bệnh nên đến gặp bác sĩ. Hãy nói về tình trạng bệnh của mình để bác sĩ giúp ổn định tinh thần hơn.

Khi gặp bất cứ một vấn đề nào về tinh thần, tâm lý, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám

Bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?

Trầm cảm là bệnh lý về sức khỏe tâm thần nghiêm trọng và nó có thể diễn ra với bất cứ ai. Nếu người bệnh tiểu đường gặp một hoặc nhiều các triệu chứng dưới đây lâu hơn hai tuần, thì bạn cần nói chuyện với bác sĩ trực tiếp điều trị. Bệnh tiểu đường do trầm cảm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và việc kiểm soát đường huyết. 

Người bệnh tiểu đường khi bị bệnh trầm cảm sẽ có các triệu chứng sau:

Không muốn tiếp xúc với ai hay làm bất cứ điều gì

Người bệnh không dùng thuốc hoặc kiểm tra đường huyết thường xuyên. Không chăm sóc bản thân về dinh dưỡng và tập thể dục đúng cách. Không tái khám tiểu đường hoặc bỏ qua các vấn đề sức khỏe khác. Tất cả những hành động này đều dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Cơ thể mệt mỏi 

Là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm. Người bệnh thiếu đi sự linh hoạt bình thường, thường suy nghĩ một mình, biểu lộ cảm xúc hạn chế. Đặc biệt là đường huyết của người bệnh không ổn định.

Mắc trầm cảm do bệnh tiểu đường khiến cơ thể mệt mỏi

Thường xuyên mất ngủ

Người bệnh tiểu đường vốn đã thường xuyên mất ngủ do đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm. Họ rất khó đi vào giấc ngủ ngon và sâu, thường phải trằn trọc mất 2 – 3 tiếng thì mới ngủ được. Trung bình một đêm người bệnh chỉ ngủ 3 – 4 tiếng đồng hồ, và rất khó để ngủ lại.

Hay cáu gắt bất thường

Tâm lý bất ổn khiến người bệnh tiểu đường rất hay cáu giận, bực bội. Nhiều trường hợp bất chợt muốn làm một việc gì đó mà trước đó chưa bao giờ làm. Tóm lại, người bệnh có những thay đổi tâm lý, hành động rất thất thường.

Chán ăn, ăn không ngon

Đây là nguyên nhân người bệnh tiểu đường rất gầy, họ không ăn được hoặc ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mắc bệnh béo phì, thừa cân khi bị tiểu đường.

Suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là biểu hiện điển hình của bệnh trầm cảm và bệnh tiểu đường. Người bệnh thường không tập trung, chú tâm vào việc gì đó. Nhiều trường hợp nhớ nhớ, quên quên… Những người bệnh có trí nhớ kém thường nói trước quên sau, hay quên đồ đạc, quên những việc cần phải làm.

Ý định và hành vi tự sát

Ý định tự sát khá phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường do bi quan, chán nản. Người bệnh cho rằng mình là gánh nặng của gia đình và muốn chết để không làm phiền đến ai. Tuy nhiên, hành vi tự sát lại hiếm gặp hơn rất nhiều, nghĩa là bệnh tiểu đường ít khi tự sát.

Với bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm rất cần sự hỗ trợ của người nhà bệnh nhân

Một số giải pháp cải thiện bệnh trầm cảm ở người tiểu đường

Khi người tiểu đường bị trầm cảm cần được điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý, thay đổi lối sống. Điều này giúp giảm các triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Sử dụng thuốc

Điều trị bằng thuốc sẽ giúp các triệu chứng giảm đi đáng kể. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm. Các thuốc trầm cảm  ít tác dụng phụ sẽ tốt cho người bệnh tiểu đường.

Trong trường hợp triệu chứng không được cải thiện hoặc nặng hơn, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị. Bác sĩ xem xét việc thay thế hoặc kết hợp thêm các liệu pháp khác để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Liệu pháp tâm lý

Tâm lý là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh trầm cảm. Vì vậy, khi cải thiện được yếu tố tâm lý tình trạng bệnh của người bệnh sẽ tốt lên. Hiện nay có rất nhiều chương trình điều trị ngoại trú cho đến khi các triệu chứng được cải thiện mà người bệnh nên tham gia.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tự điều chỉnh tâm lý của mình.  Luôn suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực, lạc quan… sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đồng thời cũng kéo dài được tuổi thọ. Khi bị căng thẳng, stress bạn hãy tìm một giải pháp để xả chúng ra. Bạn có thể dạo phố, trò chuyện với bạn bè, đi mua sắm, nấu ăn, đọc sách báo, xem ti vi…

hfghg

Ngồi thiền thường xuyên rất tốt cho việc kiểm soát tâm lý cho người tiểu đường bị trầm cảm.

Thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp tinh thần người bệnh lạc quan, phấn chấn, yêu đời. Người bệnh nên thực hiện ăn nhiều những thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau quả, những thực phẩm ít đường và ít chất béo.

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, vì nó thúc đẩy các hormon “vui vẻ” trong não của bạn. Hormon này bao gồm Serotonin và Endorphin. Hoạt động thể chất giúp giảm cân, giảm đường huyết và tăng cường năng lượng cũng như sức chịu đựng. Đồng thời, tập thể dục giúp người bệnh ngủ ngon hơn về ban đêm, tránh mất ngủ và ngủ không sâu giấc.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin cần thiết cho bạn về mối nguy hiểm bệnh trầm cảm ở người tiểu đường. Nếu cần thêm thông tin vui lòng liên hệ đến Hotline 1800.1286 để được hỗ trợ tư vấn.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn