Lưu ý – Tiểu đường biến chứng qua phổi có nguy hiểm?

Chưa có tên (2048 × 1152 px)

Tiểu đường là căn bệnh mạn tính có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Tiểu đường biến chứng qua phổi là tình trạng ít gặp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hại khôn lường. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin mà bệnh nhân cần nắm rõ.

Nguyên nhân tiểu đường biến chứng qua phổi

Tiểu đường gây biến chứng qua phổi bao gồm 2 nguyên nhân chính. Đó là do tổn thương mạch máu nuôi dưỡng phổi và suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể.

Do tổn thương mạch máu nuôi dưỡng phổi

Tiểu đường biến chứng qua phổi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Đường huyết tăng giảm thất thường hoặc tăng cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dưỡng phổi. Vì vậy mà chức năng phổi bị suy giảm gây ra các biến chứng phổi ở bệnh nhân tiểu đường.

Theo nghiên cứu cho thấy người bệnh tiểu đường có trọng lượng phổi giảm 3-10% so với người bình thường.

Do suy giảm hệ thống miễn dịch

Người bị tiểu đường thường bị suy giảm hệ thống miễn dịch. Lượng đường trong máu cao tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Những mạch máu ở phổi bị tổn thương dễ gây rối loạn trao đổi oxy ở mô. Điều này khiến cho sức kháng khuẩn suy yếu.

Khi hệ miễn dịch suy giảm, các tác nhân như khói bụi, vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công qua đường hô hấp. Từ đó dẫn tới các bệnh về phổi ở người bệnh tiểu đường.

Biến chứng phổi thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường biến chứng qua phổi thường gặp như bệnh viêm phổi, lao phổi và tắc nghẽn phổi mạn tính.

Viêm phổi

Phổi ở bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện ho có đờm và sốt, khó thở.

Nguyên gây viêm phổi ở bệnh nhân tiểu đường là: vi khuẩn, virus, nấm,… Trong đó vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất. Có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Tuy nhiên phế cầu là một trong những vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm phổi trong cộng đồng.

Biểu hiện của biến chứng viêm phổi ở người bệnh tiểu đường:

  • Sốt, ho có đờm vàng đục hoặc không, khó thở.
  • Đau đầu, tức ngực, đau ngực.
  • Có thể có cơn rét run.
  • Có thể có kèm theo buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ, mệt mỏi.

Biến chứng viêm phổi ở người bệnh tiểu đường là một tình trạng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Có thể kể đến như áp xe phổi, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.

Viêm phổi cùng tiểu đường khiến 2 bệnh lý này trở nên khó kiểm soát. Việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. 

Lao phổi

Lao phổi là bệnh do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra và lây qua đường hô hấp. Thông thường, ở những người khỏe mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh này chỉ khoảng 5-10%. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn do hệ miễn dịch suy giảm.

Những triệu chứng điển hình của lao phổi

Người tiểu đường mắc lao phổi sẽ có những triệu chứng:

  • Sốt nhẹ về chiều.
  • Ho khan có thể có đờm hoặc máu kéo dài.
  • Thở khò khè, khó thở kèm theo đau, tức ngực.
  • Chán ăn, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
  • Gầy và sút cân nhanh.
  • Da xanh xao, đêm ra nhiều mồ hôi.

Lao phổi nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng phổi, suy hô hấp, tràn khí màng phổi…

Điều trị lao phổi ở người tiểu đường thường khó khăn hơn vì cần kết hợp kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, chức năng gan ở người tiểu đường yếu hơn so với người bình thường. Trong khi đó thuốc điều trị lao phổi lại có nguy cơ làm tổn thương gan. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên phòng ngừa nghiêm ngặt ngay từ đầu. Tránh để bệnh tiểu đường biến chứng sang lao phổi.

Tắc nghẽn phổi mạn tính

Hình ảnh minh họa phổi tắc nghẽn mãn tính

Hút thuốc lá là nguyên nhân chiếm 90% gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người tiểu đường. Nếu bệnh nhân có thói quen hút thuốc thường xuyên thì đây có thể vừa là biến chứng, vừa là bệnh lý mắc kèm. Lúc này, chức năng phổi suy giảm, khả năng hô hấp giảm dẫn đến ứ đọng chất dịch trong phổi. Điều này gây tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch.

Biểu hiện thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người tiểu đường là:

  • Ho mãn tính kéo dài, có đờm.
  • Khó thở, thở gấp, thở khò khè.
  • Thường xuyên có cảm giác đau tức ngực, khó chịu.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể tiến triển trong nhiều năm với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Đối với người bệnh tiểu đường thì đây là căn bệnh này tương đối nguy hiểm. Bởi vì những thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy cơ làm đường huyết tăng cao. Đây cũng là biến chứng dễ gây tử xong nhất ở bệnh nhân tiểu đường có biến chứng phổi.

Biến chứng kéo theo của tiểu đường viêm phổi

  • Nhiễm khuẩn máu: Bệnh nhân không được điều trị hiện tượng viêm và nhiễm trùng có thể đi sang máu. Điều này gây nhiễm trùng máu nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.
  • Tràn dịch phổi: Hiện tượng viêm tích lũy xung quanh giữa phổi và màng phổi gây tràn dịch màng phổi
  • Áp xe phổi: Phổi hình thành khoang chứa mủ gây tình trạng áp xe phổi.
  • Hội chứng hô hấp cấp: Bệnh nhân khó thở và thiếu oxy cấp.

Với biến chứng tiểu đường qua phổi người bệnh nên tới bệnh viện để được điều trị đúng cách. Điều này giúp người bệnh tránh được những biến chứng kéo theo rất nguy hiểm tới tính mạng. Để điều trị biến chứng thì người bệnh nên tuân thủ phác đồ bác sĩ chỉ định. Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp phù hợp.

Phòng tránh tiểu đường biến chứng qua phổi

Biến chứng phổi ở bệnh nhân tiểu đường có thể phòng tránh được. Người bệnh cần kết hợp đồng thời cả hai việc kiểm soát đường huyết và bảo vệ chức năng phổi.

Kiểm soát đường huyết

Kiểm soát tốt đường huyết ở người tiểu đường góp phần không nhỏ trong việc phòng tránh biến chứng phổi. Những điều người bệnh cần làm để kiểm soát đường huyết bao gồm:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống có một vai trò quan trọng đối với người tiểu đường

Thực phẩm nên ăn
  • Rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C tốt cho sức đề kháng của cơ thể như táo, cam, quýt,…
  • Thịt cá thay thế cho thịt lợn, bò vì chúng chứa nhiều Omega 3 và ít cholesterol hơn.
  • Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng giúp bạn no lâu, ít bị đói. Từ đó giúp giảm thiểu lượng thức ăn được nạp vào cơ thể.
  • Nhóm các hạt họ đậu: Đây là những nguồn protein từ thực vật, giúp bạn ăn no lâu hơn. Thực phẩm này cũng chứa lượng glucose khá thấp. Vì vậy sẽ góp phần điều chỉnh lượng đường huyết tốt hơn so với thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
Thực phẩm nên tránh
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: Gạo trắng, bánh mì, miến dong, khoai,…
  • Đường và thức ăn chứa nhiều đường: Kẹo, bánh ngọt, đường kính, nước ngọt,…
  • Hạn chế ăn hoa quả ngọt như: Nhãn, vải, mít,…
  • Đồ ăn quá mặn, nhiều gia vị.
  • Thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ ăn chế biến sẵn.

Tập thể dục thường xuyên

 Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe thể chất, làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Ngoài ra, cũng tăng cường tuần hóa máu đến phổi, từ đó làm giảm các rối loạn tại phổi. Người tiểu đường nên luyện tập tối thiểu 30-45 phút mỗi ngày với các bài tập cường độ từ nhẹ đến nặng. 

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Để đảm bảo duy trì đường huyết ở mức ổn định, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.

Kết hợp sử dụng An đường TW3

An đường TW3 với thành phần chiết xuất từ thảo dược gồm: Dây thìa canh; Khổ qua; Thương truật; Giảo cổ lam; Linh chi; Hoài sơn; Sinh Địa, bột tảo Spirulina giúp hỗ trợ:

  • Giảm chỉ số đường huyết
  • Giảm mỡ máu
  • Giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường

Bảo vệ chức năng phổi

Phổi khỏe mạnh thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc các biến chứng liên quan. 

Hạn chế sử dụng thuốc lá ở người mắc tiểu đường giúp giảm đáng kể tỷ lệ biến chứng phổi.

Những việc bạn cần làm để bảo vệ phổi của mình là:

  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về phổi. Vì vậy, tránh xa thuốc lá là cách giúp bảo vệ phổi được tốt nhất.
  • Tránh tiếp xúc với khói bụi như khói tự ô nhiễm từ nhà máy, xe cộ, khói thuốc lá, bụi nhà… Hãy giữ nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh đồ đạc cá nhân thường xuyên, sử dụng máy lọc không khí,…
  • Tránh xa các nguồn lây bệnh phổi như vi khuẩn lao, tụ cầu, liên cầu, virus cúm,… Tránh tiếp xúc với người hoặc động vật đang mang mầm bệnh.
  • Tiêm phòng: Tiêm phòng lao phổi cũng là một cách hữu hiệu để phòng ngừa các bệnh liên quan đến phổi.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về tình trạng tiểu đường biến chứng qua phổi. Nếu còn băn khoăn bất cứ điều gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1286 để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn