Cách đề phòng biến chứng hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

biến chứng hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Biến chứng hạ đường huyết là một trong những biến chứng hay gặp ở người bệnh tiểu đường. Đây là một tình trạng cấp cứu nội khoa, nếu không được xử trí kịp thời có thể làm nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, thậm chí tử vong. Vậy làm thế nào để xử trí biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường? Cách phòng nguy cơ này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi lượng glucose tiêu thụ lớn hơn lượng glucose đi vào máu. Về định nghĩa, hạ đường huyết là khi glucose trong máu giảm ≤ 70 mg/dl hoặc ≤ 3.9 mmol/l. Phần lớn tình trạng này xảy ra ở người tiểu đường, nhất là khi không kiểm soát tốt đường huyết.

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu hạ dưới mức tiêu chuẩn.

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu hạ dưới mức tiêu chuẩn.

Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết

Một số nguyên nhân thường gặp khiến người bệnh tiểu đường hạ đường huyết đột ngột:

Do dùng thuốc

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Thuốc được chỉ định có thể ở dạng uống như Metformin, Gliclazide, Glimepiride,… hoặc ở dạng tiêm như Insulin. Những thuốc này có tác dụng kích thích sản xuất insulin nội sinh, làm giảm đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi đây cũng có thể là nguyên nhân gây hạ đường huyết quá mức. Đặc biệt là khi người bệnh mới bắt đầu tăng liều hoặc dùng quá liều so với chỉ định.

Do ăn uống

Ở người tiểu đường, chế độ ăn phải cực kỳ nghiêm ngặt, đảm bảo khoa học. Điều này giúp không làm tăng đường huyết khiến bệnh tình nặng hơn. Tuy nhiên cũng không được quá kiêng khem vì sẽ gây tụt đường huyết nhanh chóng, rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, cũng nên bỏ những thói quen xấu như ăn uống trễ hoặc bỏ bữa ăn. Thực đơn bữa ăn không đủ lượng đường, tinh bột cần thiết cũng là nguyên nhân gây hạ đường huyết.

Do hoạt động thể lực quá mức bình thường

Tập luyện thể dục thể thao luôn là điều được các chuyên gia khuyến cáo ở người bệnh tiểu đường. Điều này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, nếu hoạt động liên tục, quá sức trong khi năng lượng cung cấp không đủ sẽ dẫn đến hạ đường huyết.

Hoạt động quá mức sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết.

Hoạt động quá mức sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết.

Do uống rượu quá nhiều

Với người tiểu đường, bác sĩ luôn khuyến cáo không sử dụng rượu hay các chất kích thích. Sau khi uống rượu, đường huyết có thể tăng lên ở giai đoạn đầu. Sau khoảng 10 – 12 giờ, chỉ số này sẽ tụt rất thấp. Cả 2 điều này đều không có lợi cho người bệnh tiểu đường. Hơn nữa, nếu người bệnh uống rượu quá nhiều, ăn uống không đảm bảo sẽ làm đường huyết tụt đột ngột. Điều này gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng hạ đường huyết

Khi bị hạ đường huyết, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà các triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều ảnh hưởng đến toàn thân. Nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng sẽ trở nặng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng ban đầu

Các triệu chứng ban đầu của hạ đường huyết ở người tiểu đường tiểu đường bao gồm:

  • Run rẩy.
  • Chóng mặt.
  • Đổ mồ hôi.
  • Đói.
  • Tim đập nhanh.
  • Không có khả năng tập trung.
  • Lú lẫn.
  • Khó chịu hoặc ủ rũ.
  • Lo lắng hay hồi hộp.
  • Đau đầu.

Dấu hiệu và triệu chứng ban đêm

Nếu hạ đường huyết tiểu đường xảy ra khi đang ngủ đang ngủ, các triệu chứng bao gồm:

  • Chăn, ga hoặc quần áo ngủ bị ẩm ướt do đổ nhiều.
  • Gặp ác mộng.
  • Mệt mỏi, khó chịu hoặc bối rối khi thức dậy.
Hạ đường huyết tiểu đường xảy ra khi đang ngủ gây nên tình trạng gặp ác mộng

Hạ đường huyết tiểu đường xảy ra khi đang ngủ gây nên tình trạng gặp ác mộng

Dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng

Nếu hạ đường huyết tiểu đường không được điều trị, các triệu chứng sẽ chuyển nặng, dấu hiệu gồm:

  • Chuyển động khó khăn.
  • Không có khả năng ăn hoặc uống.
  • Yếu cơ.
  • Lú lẫn.
  • Nói khó hoặc nói chậm.
  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
  • Buồn ngủ.
  • Co giật.
  • Vô thức.
  • Tử vong.

Các triệu chứng ở mỗi người có thể khác nhau, một số người không có triệu chứng nào điển hình. Vì vậy điều quan trọng là phải theo dõi đường huyết thường xuyên. 

Xử trí hạ đường huyết ở người tiểu đường

Hạ đường huyết nhẹ và vừa

Trường hợp bị hạ đường huyết nhẹ, cần ăn hoặc uống ngay đồ uống có chứa đường glucose để làm tăng đường huyết lên nhanh đến mức an toàn. Ví dụ:

  • 2-3 viên đường glucose.
  • 1/2 cốc nước ngọt (coca cola, pepsi).
  • 1 cốc sữa có đường.
  • 1/2 cốc nước hoa quả.
  • 1-2 quả chuối.
  • 4-5 viên kẹo ngọt.
  • 1-2 thìa mật ong.
  • 2-3 cái bánh bích quy…

Sau 15 phút cần đo lại đường huyết. Nếu thấy đường huyết vẫn thấp thì phải ăn thêm thực phẩm nêu trên. Lặp lại cho đến khi đường huyết tăng lên 4 mmol/l. Sau đó chuẩn bị ăn cơm hoặc ăn bữa phụ.

Lưu ý: Khi bị hạ đường huyết không nên ăn các loại thức ăn như khoai lang hay mì tôm… Những thực phẩm này làm đường huyết tăng chậm.

Ngay khi có dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh nên ăn 5-6 viên kẹo hoặc 1 muỗng canh mật ong.

Ngay khi có dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh nên ăn 5-6 viên kẹo hoặc 1 muỗng canh mật ong.

Hạ đường huyết nặng

Trường hợp hạ đường huyết nặng có hôn mê, không thể ăn uống được, cần tiêm ngay 1 ống glucagon. Đây là 1 loại hormon của tuyến tụy, có tác dụng đối lập với insulin và làm tăng đường huyết. Thuốc được sản xuất dưới dạng ống có sẵn bơm tiêm nên tiện cho việc sử dụng.

Trường hợp không có glucagon thì cần tiêm tĩnh mạch 30 – 50ml các loại đường glucose ưu trương (20-30%).

Việc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch như trên cần có người được đào tạo chuyên môn. Nếu tại gia đình không thể thực hiện được thì bôi mật ong, mứt ngọt vào trong miệng của bệnh nhân. Sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu.

Lưu ý:  Cần điều trị cấp cứu tại nhà cho bệnh nhân ngay. Không nên đợi đưa bệnh nhân vào viện mà không điều trị cấp cứu gì ở nhà. Do đó, khi trong nhà có người mắc tiểu đường, cần dự trữ các loại thuốc cần thiết.

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường – Bạn đã biết?

Mách bạn: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Làm gì để phòng ngừa hạ đường huyết

Điều quan trọng nhất để phòng ngừa hạ đường huyết là người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Điều này bao gồm thuốc điều trị, chế độ ăn uống và tập luyện thể dục hàng ngày. Cụ thể:

  • Uống thuốc hoặc tiêm thuốc theo chỉ định.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Ăn uống đúng bữa, đầy đủ các nhóm chất. Không bỏ bữa hoặc để các bữa ăn cách xa nhau. Người bệnh nên áp dụng phương pháp ăn 3 bữa chính và các bữa nhỏ. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bị hạ đường huyết.
  • Nên thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà.
  • Luôn ý thức chủ động phòng ngừa nguy cơ xảy ra hạ đường huyết. Nhất là những trường hợp đã từng bị hạ đường huyết.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp người bệnh hiểu rõ hơn về biến chứng hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Từ đó giúp người bệnh chủ động áp dụng các biện pháp để phòng ngừa nguy cơ hạ đường huyết trong quá trình điều trị bệnh. Nếu cần thêm thông tin vui lòng liên hệ Hotline 1800.1286 để được hỗ trợ tư vấn.

Bình luận

  1. Pingback: Trời lạnh và những nguy hiểm người bệnh tiểu đường cần lưu ý

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn