[Giải đáp thắc mắc]: Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng?

bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên mắt, thận, tim,… Tại Việt Nam, có khoảng 29.000 người tử vong mỗi năm do biến chứng tiểu đường. Và đến năm 2045, con số này có thể tăng gấp đôi. Vậy “Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng ?”. Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc trên và giúp người đọc hiểu hơn về biến chứng tiểu đường.

Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng

Biến chứng tiểu đường được chia làm 2 loại là: Biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Tùy vào từng loại mà thời gian xuất hiện biến chứng là khác nhau. Ngoài ra, việc biến chứng xuất hiện vào thời điểm nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Mức độ tuân thủ điều trị, chế độ ăn, lối sống,…

Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính gồm: Hạ đường huyết, nhiễm toan ceton, nhiễm toan lactic, tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết. Chúng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong các giai đoạn bệnh, đột ngột và không báo trước. Trên cả những người mới bị hay đã bị lâu năm, biến chứng cấp tính đều có thể xảy ra. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Biến chứng mạn tính

Biến chứng trên thần kinh, tim, mắt, thận, da,… là các biến chứng mạn tính do tiểu đường gây ra. Thời gian xuất hiện biến chứng mạn tính khác nhau tùy vào mức độ kiểm soát bệnh. Người bệnh có thể mắc biến chứng mạn tính sau 5 – 10 năm kể từ khi bị tiểu đường. Trong đó:

  • Biến chứng thần kinh và tim mạch: Hai biến chứng này thường xảy ra sớm nhất. 
  • Biến chứng mắt: Biến chứng trên mắt thường xuất hiện sau khoảng 7 năm mắc bệnh. 
  • Biến chứng thận: Biến chứng thận xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào việc bệnh có được kiểm soát tốt không. Trung bình, sau khoảng 12 – 18 năm, người bệnh sẽ gặp phải biến chứng thận.

Ngoài ra, có những trường hợp mắc biến chứng ngay khi vừa được chẩn đoán bệnh tiểu đường do người bệnh chủ quan không kiểm tra đường huyết định kì. Đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường như: Béo phì, hút thuốc, mắc kèm các bệnh tăng huyết áp, mỡ máu,…

Biến chứng tiểu đường rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhưng thời gian xuất hiện biến chứng có thể được trì hoãn vài chục năm, nếu phát hiện sớm và điều trị tốt.bệnh lý võng mạc

Biến chứng trên mắt thường xuất hiện sau khoảng 7 năm mắc bệnh

Dấu hiệu nhận biết sớm biến chứng tiểu đường

Tùy vào từng biến chứng sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể như sau:

Biến chứng cấp tính

Với từng biến chứng cấp tính, dựa vào các triệu chứng điển hình giúp người bệnh có thể nhận biết sớm bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

  • Hạ đường huyết: Trường hợp nhẹ có các triệu chứng đói, mệt mỏi, choáng váng, bủn rủn, tim đập nhanh, vã mồ hôi,… Trường hợp nặng có thể ngất xỉu, hôn mê. 
  • Nhiễm toan ceton: Nhiễm toan ceton diễn biến trong vòng vài giờ với các dấu hiệu phổ biến: Tiểu nhiều, khát nước, thở sâu, hơi thở có mùi ceton (mùi thuốc tẩy móng tay),… Ngoài ra, có thể kèm đau bụng, nôn, buồn nôn.
  • Nhiễm toan lactic: Các triệu chứng điển hình như mệt, đau bụng, buồn nôn, thở nhanh, mất nước, nhiệt độ, huyết áp giảm,… Nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn ý thức, sốc.
  • Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết: Dấu hiệu phổ biến gồm mất nước nặng, rối loạn ý thức và dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người, co giật…

Biến chứng mạn tính

Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng mạn tính trên các cơ quan khác nhau trong cơ thể như:

  • Biến chứng tim mạch: Dấu hiệu của biến chứng tim mạch gồm: Tăng mỡ máu, huyết áp cao,… có thể có những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Biến chứng hệ thần kinh: Biến chứng này xuất hiện sớm và rõ rệt ở người tiểu đường tuýp 2. Người bệnh có cảm giác tê mỏi, mất cảm giác ở chân. Những ngón chân dễ bị chấn thương, dễ hình thành những cục chai, ổ loét, nhiễm trùng và hoại tử.
  • Biến chứng thận: Thận phải tăng cường làm việc để đào thải bớt lượng đường trong máu. Từ đó, lâu dần dẫn đến suy thận nặng.
  • Biến chứng mắt:  Mắt mờ, nhức mắt, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
  • Biến chứng nhiễm trùng: Đường huyết cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do đó, hệ miễn dịch bị suy giảm và dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt là vùng răng miệng, vùng kín hoặc tiết niệu.dấu hiệu đường huyết

Dấu hiệu nhận biết biến chứng hạ đường huyết cấp do tiểu đường

Cách làm chậm thời gian xuất hiện biến chứng tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, trì hoãn thời điểm xuất hiện biến chứng là mục tiêu quan trọng trong điều trị tiểu đường. Dưới đây là các cách làm chậm thời gian xảy ra biến chứng tiểu đường hiệu quả:

Kiểm soát đường huyết

Để giảm nguy cơ xuất hiện sớm các biến chứng, kiểm soát tốt đường huyết là điều không thể thiếu. Muốn đường huyết được kiểm soát và ổn định, người bệnh cần:

  • Tuân thủ dùng thuốc: Dùng thuốc đúng hướng dẫn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Nếu dùng quá liều có thể gặp phải biến chứng hạ huyết áp cấp tính. Còn dùng không đủ liều sẽ không đạt hiệu quả điều trị.
  • Theo dõi đường huyết: Đường huyết nên được theo dõi hàng ngày vào các thời điểm trước ăn, sau ăn và trước khi ngủ. Ngoài ra, người bệnh cần tái khám để điều chỉnh về thuốc, chế độ ăn,… phù hợp với tình trạng.
  • Chế độ ăn uống: Người tiểu đường nên ăn uống vừa đủ, không quá kiêng để đảm bảo sức khỏe. Hơn nữa, ăn uống hợp lý để đủ năng lượng hoạt động cả ngày mà không bị hạ đường huyết. 
  • Chế độ tập luyện: Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục và tối thiểu 5 ngày mỗi tuần. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập vừa sức, không nên cố gắng quá.
  • Chế độ sinh hoạt: Người bệnh nên ngủ đúng giờ, đủ giấc, duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc, không rượu bia…theo dõi đường huyết

Theo dõi đường huyết hàng ngày để kiểm soát bệnh tốt hơn

Quản lý các bệnh mắc kèm

Một số bệnh lý mắc kèm làm người tiểu đường dễ mắc các biến chứng hơn. Đó là các bệnh như: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành,… Chính vì thế cần kiểm soát tốt các bệnh mắc kèm bằng cách:

  • Tuân thủ dùng thuốc.
  • Chế độ ăn hạn chế muối, chất béo, nội tạng động vật, đồ chiên rán, thức ăn nhanh.
  • Theo dõi huyết áp, mỡ máu,…

Xử lý biến chứng tiểu đường như thế nào?

Biến chứng tiểu đường được xử lý tùy thuộc vào từng loại. Với biến chứng cấp tính, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu nhận biết. Trường hợp người bệnh hạ đường huyết cấp mức độ nhẹ, vẫn tỉnh táo có thể xử trí tại nhà. Xử trí bằng cách cho uống ngay các loại thức uống chứa đường. Đối với các biến chứng mạn tính, cách tốt nhất là phải làm chậm thời gian xuất hiện biến chứng.hạ đường huyết tại nhà

Hạ đường huyết cấp mức độ nhẹ có thể xử trí tại nhà bằng cách uống nước đường

Biến chứng đái tháo đường xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị tốt thì thời gian xuất hiện biến chứng chậm. Nếu phát hiện bệnh muộn hoặc không tuân thủ điều trị thì biến chứng sẽ xảy ra sớm. Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó người bệnh nên chủ động phòng ngừa và kiểm soát bệnh.

Bài viết trên đã giúp người đọc giải đáp thắc mắc “Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng?”. Đồng thời, cung cấp thêm những thông tin hữu ích về cách phòng ngừa và xử trí biến chứng tiểu đường. Nếu bạn cần thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800.1286 để được hỗ trợ.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn