Mùa đông, thời tiết lạnh sẽ đem đến những nguy hiểm về sức khỏe cho người bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường cần biết những vấn đề thường gặp để phòng tránh. Hãy cùng An đường TW3 tìm hiểu qua bài viết sau.
Những vấn đề người tiểu đường dễ gặp phải khi trời lạnh
Tăng đường máu
Thời tiết quá lạnh khiến đường huyết tăng cao. Đó là do quá lạnh là một trạng thái stress. Phản ứng của cơ thể đáp lại stress làm đường huyết tăng cao. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường không nên ở bên ngoài trời lạnh quá lâu. Nhất là khi có mắc kèm thêm bệnh tim mạch hoặc thần kinh để tránh tổn thương thêm.
Đột quỵ
Thời tiết lạnh làm cho máu cô đặc và có khuynh hướng đông vón. Điều này giải thích tại sao tỉ lệ người bị đột quỵ gia tăng trong thời gian thời tiết lạnh. Và những người mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ này lại càng cao hơn.
Tê cóng
Nhiệt độ thấp khiến lưu lượng máu xuống chân giảm, cộng thêm sự tê cóng khiến làm mất cảm giác. Hai yếu tố này làm cho bàn chân người bệnh tiểu đường rất dễ bị tổn thương. Điều này khiến vết loét nhiễm khuẩn khó khỏi và trong một số trường hợp phải cắt cụt bàn chân. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế tập thể dục ngoài trời trong những ngày quá lạnh.
Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục trong nhà khi thời tiết quá lạnh.
Khi đo đường huyết trong những ngày lạnh cũng cần một số lưu ý. Đa số máy đo đường huyết hoạt động không tốt khi nhiệt độ quá thấp. Vì vậy, trước khi đo hãy làm ấm máy đo bằng cách ủ trong lòng bàn tay. Bàn tay cũng cần được làm ấm bằng cách xoa bàn tay vào nhau.
Hạ đường huyết
Trời lạnh khiến bạn khó có thể nhận biết được các triệu chứng của hạ đường huyết vẫn thường thấy như vã mồ hôi, run, mệt nhọc,… Nếu như máy đo đường huyết không hoạt động tốt, người bệnh đang phân vân mình bị hạ đường huyết hay là phản ứng khác của cơ thể khi trời lạnh. Lúc này, tốt nhất người bệnh nên xử lý như là bị hạ đường huyết. Vì nếu sau đó đường huyết có tăng cao vẫn dễ điều trị hơn là để hạ đường huyết tiến triển đến mức nặng.
Xem thêm: Cách đề phòng biến chứng hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường
Những lưu ý cho người tiểu đường trong mùa lạnh
Giữ ấm
Khi thời tiết có nhiệt độ hạ thấp, sức đề kháng của người bệnh tiểu đường kém nên rất dễ bị cảm lạnh. Khi bị cảm, đường huyết sẽ không ổn định, dễ gây ra các biến chứng cấp tính. Không khí lạnh còn có thể kích thích thần kinh giao cảm và gây ra chuột rút mạch máu. Điều này cũng có thể gây ra biến động lượng đường trong máu.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên có biện pháp giữ ấm trong mùa đông để tránh bị nhiễm lạnh. Người bệnh có thể ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ để cải thiện quá trình lưu thông máu.
Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh rất quan trọng với người bệnh tiểu đường
Tập thể dục đúng cách
Vận động rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là vào mùa đông. Duy trì tập thể dục có thể thúc đẩy tuần hoàn máu. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng.
Vì vậy, cho dù là thời tiết lạnh, người bệnh tiểu đường vẫn nên duy trì một lượng vận động nhất định. Nếu không muốn ra ngoài vận động, có thể lựa chọn một số bài vận động trong nhà. Tập thể dục không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Chú ý đến chế độ ăn uống
Vào mùa đông, để đáp ứng nhu cầu chống lạnh của cơ thể, cảm giác thèm ăn của con người sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng đối với bệnh tiểu đường, nên cố gắng ăn ít những thực phẩm nhiều calo, nhiều chất béo và nhiều cholesterol trong bữa ăn.
Người bệnh nên ăn thức ăn nhạt, nhiều rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt. Đảm bảo cung cấp chất xơ để giúp giảm lượng đường trong máu và duy trì nhu động ruột trơn tru.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm soát đường huyết khi trời lạnh. Nếu cần thêm thông tin vui lòng liên hệ Hotline 1800.1286 để được hỗ trợ tư vấn.