Biến chứng tiểu đường rất đa dạng và có nguy cơ cao đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Trong đó, các biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường là biến chứng xảy ra trên rất nhiều hệ cơ quan. Đặc biệt phải kể đến như biến chứng ở mắt, thận và thần kinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát nhất về biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa chúng.
Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường là gì?
Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường là các bệnh ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể như mắt, thần kinh và thận. Đây là loại biến chứng tiểu đường do lượng đường trong máu của bệnh nhân tăng cao bất thường. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều mô cơ quan. Nếu người bệnh kiểm soát tốt đường huyết và giữ ở mức ổn định thì hoàn toàn có thể phòng tránh được biến chứng này.
Biến chứng mạch máu nhỏ gây nên những bệnh lý nguy hiểm của cơ quan các mô
Cơ chế gây biến chứng mạch máu nhỏ ở người mắc bệnh tiểu đường
Cơ chế của biến chứng mạch máu nhỏ do tiểu đường được giải thích là do lượng đường huyết cao bất thường. Đồng thời với đó là tình trạng stress oxy hóa mạch máu dẫn đến viêm và tổn thương mạch máu nhỏ. Điều này làm giảm đáng kể lưu lượng máu qua lớp tế bào nội mô và tính thấm chất dinh dưỡng, tăng mức độ lắng đọng protein ngoại bào. Quá trình đông máu xảy ra, gây một loạt các rối loạn trong hệ thống cơ quan đích.
Các bệnh liên quan đến biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường
Bệnh lý võng mạc mắt
Bệnh lý võng mạc mắt là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường. Lượng đường trong máu tăng cao là nguyên nhân khiến người bệnh gặp vấn đề về thị lực. Điều này khiến các mạch máu của võng mạc bị viêm, thu hẹp và tắc nghẽn.
Khi gặp bệnh lý võng mạc mắt, hầu hết người bị tiểu đường không xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Đến khi tổn thương đã ở mức nghiêm trọng thì mới phát hiện ra. Điều này khiến cơ hội chữa trị thành công tỉ lệ rất thấp.
Khi ở giai đoạn tiến triển, thông thường người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Nhìn thấy đốm tối, các chuỗi tối trong tầm nhìn.
- Khả năng nhìn màu sắc bị suy giảm, nhìn mờ.
- Thị lực bị suy yếu nhanh chóng.
- Có các vùng tối hoặc vùng trống khi bạn quan sát sự vật – hiện tượng.
Biến chứng bệnh lý về võng mạc mắt do tiểu đường thường xảy ra ở cả hai mắt.
Bệnh lý võng mạc mắt do tiểu đường có liên quan đến sự phát triển bất thường của các mạch máu ở võng mạc. Do đó, biến chứng này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về thị lực như:
- Xuất huyết thủy tinh thể.
- Bệnh tăng nhãn áp.
- Bong võng mạc.
- Mù lòa.
Biến chứng võng mạc ở bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt.
Bệnh lý về suy thận
Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy thận. Theo thống kê cho thấy có khoảng 50% số người mắc bệnh tiểu đường sẽ có biến chứng thận phát triển.
Nguyên nhân là do bệnh nhân tiểu đường có xu hướng mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, cholesterol cao và xơ vữa động mạch. Người bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao mắc phải những vấn đề liên quan đến thận như nhiễm trùng bàng quang hay tổn thương thần kinh bàng quang.
Khi các tổn thương thận trở nên nghiêm trọng, hoạt động của thận sẽ bị hạn chế. Điều này khiến các chất thải không được lọc bỏ ra bên ngoài. Chất thải sẽ tích tụ lại trong cơ thể và đạt đến mức độc hại (tình trạng urê huyết).
Biến chứng này thường không có biểu hiện sớm mà chỉ xuất hiện khi chức năng thận suy yếu, bao gồm:
- Sưng tay, chân và mặt.
- Mất tập trung, khó ngủ, ăn uống kém.
- Buồn nôn, nôn ói.
- Buồn ngủ liên tục, có nhịp tim bất thường do tăng kali máu.
- Cơ bắp co giật.
- Da khô ngứa (bệnh thận ở giai đoạn cuối).
Biến chứng suy thận thường hay gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường.
Biến chứng ở hệ thần kinh
Biến chứng thần kinh cũng là một dạng biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường gây ra. Chúng thường có sự biểu hiện khác nhau giữa các bệnh nhân khác nhau. Biến chứng ngoại biên và biến chứng tự động là hai biến chứng của tiểu đường ở hệ thần kinh phổ biến nhất. Các biến chứng này xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra cũng có một số dạng biến chứng khác về thần kinh như liệt dây thần kinh sọ, teo cơ… nhưng ít gặp.
Một số triệu chứng thường gặp ở biến chứng thần kinh tự động bao gồm:
- Nhịp tim đập nhanh liên tục ngay cả khi không làm gì với tần số > 100 lần/ phút.
- Gây tổn thương đến chức năng đường tiêu hóa như đầy bụng, nuốt nghẹn, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng, hay đau bụng ở vị trí thượng vị, buồn nôn hoặc nôn khan. Ngoài ra, một số chức năng tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng khiến táo bón, tiêu chảy, …
- Tăng tiết mồ hôi thần kinh vận mạch, đặc biệt là ở thân và vùng mặt. Triệu chứng này sẽ xảy ra nhiều khi bắt đầu vào bữa ăn hoặc ban đêm.
- Hạ đường huyết bất thường do tình trạng tiết Glucagon và Catecholamine nhiều khiến cho đường huyết trong máu giảm. Tuy nhiên triệu chứng lại không biểu hiện rõ ràng khiến cho người bệnh khó nhận biết.
Ngoài ra còn có biến chứng thần kinh ngoại biên thể hiện với một số triệu chứng như kiến bò, nóng rát vùng đầu ngón chân và ngón tay, đau tay, đau chân nhiều vào ban đêm.
Biến chứng thần kinh rất nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường.
Cách phòng ngừa biến chứng mạch máu nhỏ của người tiểu đường
Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường cách tốt nhất là người bệnh nên kiểm soát lượng đường trong máu và điều chỉnh ổn định ở mức an toàn bằng cách:
Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn
Việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên và đều đặn là cách tốt nhất để bạn rèn luyện cơ thể Từ đó giúp các tế bào trong cơ thể hấp thụ và kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Đồng thời, giúp hạn chế được nhiều biến chứng huyết áp, tim mạch,… do bệnh tiểu đường gây ra.
Tập luyện thể dục mỗi ngày để kiểm soát lượng đường huyết.
Uống thuốc theo đơn điều trị
Nên sử dụng đúng và đủ thuốc kê đơn của bác sĩ để giúp chỉ số đường huyết ở mức ổn định nhất. Bên cạnh đó cũng cần phải thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh. Từ đó hạn chế những biến chứng nặng xảy ra và có hướng điều trị kịp thời.
Bổ sung những thực phẩm lành mạnh
Khi mắc tiểu đường người bệnh nên có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ, đường, đồ uống kích thích như cafe, rượu bia, thuốc lá, trà đắng. Trong khẩu phần ăn mỗi ngày nên bổ sung những thực phẩm có đầy đủ những nhóm chất dinh dưỡng như: Protein, chất xơ, chất béo,chất đạm và vitamin.
Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường là biến chứng nguy hiểm mà hiện nay rất nhiều người mắc phải. Do đó, hãy có một chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện sức khỏe để cơ thể khỏe mạnh. Hy vọng bài viết mà An đường TW3 chia sẻ sẽ mang lại cho bạn những thông tin cần thiết để có cách phòng biến chứng nguy hiểm này.