Mách bạn – Người bị suy thận do tiểu đường nên và không nên ăn gì?

suy thận do tiểu đường

Những gì bạn ăn có tác động không nhỏ đến sức khỏe của bạn, đặc biệt với những người mắc biến chứng thận do tiểu đường. Một chế độ ăn uống khoa học giúp kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và bảo vệ thận khỏi những tác nhân gây hại sinh ra do quá trình chuyển hóa.

Vì sao người bị suy thận do tiểu đường cần phải xây dựng thực đơn riêng?

Suy thận do tiểu đường là một căn bệnh khá nguy hiểm. Chế độ ăn là một trong những phương pháp quan trọng giúp kiểm soát căn bệnh này hiệu quả. Vì một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp cơ thể người bệnh ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời giảm lượng chất thải có hại mà thận phải xử lý. Điều này giúp không để tình suy thận trở nên nặng hơn.

Chế độ ăn của một người tiểu đường suy thận tùy phụ thuộc vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: lượng calo, lượng đường, độ tuổi, những loại thuốc đang sử dụng,… Vì vậy, đừng tự ý xây cho mình một thực đơn mà hãy tham khảo qua các chuyên gia hoặc bác sĩ.

Chế độ ăn lành mạnh giúp người tiểu đường tránh xa biến chứng suy thận

Các thực phẩm nên tránh khi mắc biến chứng suy thận do tiểu đường

Thận là cơ quan quan trọng trong quá trình lọc và bài tiết. Vì vậy nếu hoạt động của thận suy giảm thì một số chất sẽ không được lọc và đào thải. Do đó, người suy thận do tiểu đường cần hạn chế một số hoạt chất. Điều này để tránh gây tích tụ lại trong cơ thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu.

Giảm lượng muối tiêu thụ

Thành phần của muối đa phần là natri clorua. Trong đó, natri đóng vai trò cần bằng chất lỏng trong cơ thể. Chế độ ăn nhiều muối sẽ tăng giữ nước và làm mất cân bằng dịch thể. Lượng lớn dịch thể bị giữ lại sẽ làm tăng huyết áp, tạo áp lực lên thận và có thể gây ra tình trạng phù. Vì vậy người suy thận do tiểu đường cần hạn chế tối đa lượng muối tiêu thụ mỗi ngày.

Lượng muối phù hợp cho người bệnh trong khoảng từ 1 – 2 g/ ngày.

Một số thực phẩm chứa nhiều muối mà người bệnh nên tránh:

  • Thịt chế biến như thịt hun khói, thịt nguội, thịt ướp muối,… Các loại thực phẩm này có chứa lượng muối rất cao. 85g thịt chế biến có tới 1.43 g muối (khoảng 62% lượng muối cho phép trong ngày).
  • Thực phẩm đóng gói: Có thể kể tới đồ hộp, mì tôm, khoai tây chiên,… Lượng muối trong đó có thể chiếm khoảng 25% tổng lượng muối được phép tiêu thụ. Không chỉ vậy các thực phẩm này còn có chứa nhiều carbohydrate. Điều này không tốt cho người tiểu đường.

Nên hạn chế ăn muối đối với người bị suy thận do tiểu đường

Hạn chế thực phẩm giàu Kali

Ở người suy thận, khả năng đào thải kali suy giảm. Lượng kali tồn đọng trong cơ thể gây mệt mỏi, yếu cơ, rối loạn nhịp tim. Nặng hơn nữa là ngừng tim.

Người suy thận do tiểu đường nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu Kali. Nên ăn ít hơn 3000 mg kali/ ngày.

Một số thực phẩm chứa nhiều kali mà người bệnh nên hạn chế:

  • Trái cây giàu Kali: Bơ, chuối, mơ, kiwi, cam,… Đây là các loại quả chứa lượng kali cao. Mỗi quả này có thể cung cấp tới 50% lượng kali được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh.
  • Hoa quả sấy: Trái cây sấy khô sẽ có hàm lượng kali và carbohydrate cao hơn nhiều so với trái cây tươi. Vì vậy đây là loại thực phẩm không tốt cho người suy thận do tiểu đường.
  • Một số loại rau giàu kali: Củ cải, rau bina,… là các loại rau có chứa lượng lớn kali. Khoảng 30 g rau chứa 136 – 290 g kali.

Không dung nạp nhiều thực phẩm chứa photpho

Hạn chế lượng Photpho tiêu thụ

Nếu chế độ ăn không được kiểm soát, lượng photpho dư thừa khiến bệnh thận càng nặng hơn. Hơn nữa, nồng độ photpho trong máu cao sẽ gây xơ vữa mạch máu. Điều này khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, xương khớp.

Người suy thận do tiểu đường nên tiêu thụ lượng photpho trong khoảng từ 300 – 600 mg/ ngày.

Một số thực phẩm chứa nhiều photpho không tốt cho người bệnh:

  • Soda, nước ngọt có màu: Các loại nước này có thể chứa 90 – 180 mg photpho/ 355mL. Photpho trong nước ở dạng muối nên rất dễ hấp thu và làm tăng nhanh nồng độ. Vì vậy, người bệnh không nên sử dụng các loại đồ uống này.
  • Phô mai, sữa: Đây là một số thực phẩm có chứa nhiều photpho. Người bệnh nên hạn chế hoặc sử dụng với lượng vừa đủ để tránh lượng photpho tăng quá cao.

Suy thận do tiểu đường nên ăn gì?

Dưới đây là nhóm thực phẩm cung cấp dưỡng chất cần thiết người suy thận do tiểu đường nên ăn.

Chất đạm (Protein)

Chất đạm là một dưỡng chất quan trọng trong xây dựng khối cơ bắp, tạo năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên nếu hấp thu quá nhiều protein sẽ làm tăng ure và creatinin máu gây độc cho cơ thể. Điều này khiến thận phải làm việc nhiều hơn, tình trạng bệnh thận chuyển biến xấu hơn. Do đó người suy thận tiểu đường nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để biết được lượng protein nên bổ sung phù hợp.

Lượng protein bổ sung cho người bệnh nên giảm xuống còn 0.6 – 0.8 g/ kg cân nặng/ ngày.

Bổ sung vừa đủ lượng đạm giúp tăng cường sức khỏe mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh

Chất xơ

Chất xơ giúp cải thiện sức khỏe người bệnh thông qua việc kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ làm giảm độc tố chuyển hoá trong máu như Acid uric, Creatinin,…

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, người suy thận do tiểu đường nên bổ sung khoảng 20 – 30 g chất xơ/ ngày.

Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ. Tuy nhiên trong các thực phẩm này cũng có chứa hàm lượng kali khá cao. Người bệnh cần lưu ý nên tránh các loại rau có chứa nhiều kali. Đây là chất dễ bị tích tụ ở người suy thận gây ra yếu cơ, tê bì, giảm sức co bóp cơ tim,…

Chất bột

Chất bột đường là dưỡng chất cần thiết để tạo thành năng lượng cho cơ thể. Người bệnh không nên kiêng hoàn toàn mà nên bổ sung một lượng phù hợp. Người bệnh nên bổ sung  ở mức 60 – 65% tổng năng lượng của cơ thể.

Nên ưu tiên lựa chọn nhóm thực phẩm chứa chất bột đường có chỉ số đường huyết thấp (GI < 55). Nhóm thực phẩm này sẽ ít gây ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu nhất.

Chất béo không bão hoà

Chất béo là thành phần cần thiết cho sự hình thành một số hormone, giữ ấm, cung cấp năng lượng hoạt động,… Do đó chất béo rất cần thiết cho cơ thể. Nhưng người suy thận tiểu đường cần quản lý loại chất béo và lượng chất nạp vào mỗi ngày.

Người bệnh nên hạn chế chất béo ở mức 25 – 35% tổng lượng calo/ ngày. Chất béo bão hòa có xu hướng lắng đọng trong mạch máu gây tăng nguy cơ xơ vữa. Ngược lại chất béo không bão hòa được coi là lành mạnh khi tiêu thụ vừa phải. Do đó nên ưu tiên thực phẩm chứa chất béo không bão hòa. Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như mỡ động vật, da gia cầm,…

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số cách ăn uống dành cho người suy thận do tiểu đường. Từ đó giúp ổn định đường huyết, ổn định được tình trạng thận và duy trì sức khỏe. Nếu cần thêm thông tin vui lòng liên hệ Hotline 1800.1286 để được hỗ trợ tư vấn.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn