Mách bạn – 10 loại nước uống tốt cho người tiểu đường và những lưu ý

Chưa có tên (2048 × 1152 px)

Một số loại đồ uống hàng ngày có thể khiến cho đường huyết bị ảnh hưởng. Do đó người bệnh tiểu đường nên cân nhắc, lựa chọn những loại đồ uống phù hợp để sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn được nước uống tốt cho người tiểu đường và những lưu ý.

Vì sao cần chọn nước uống cho người tiểu đường?

Cơ thể con người gần 2/3 là nước. Do đó để giúp cơ thể thực hiện trao đổi chất cần uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, da của người tiểu đường thường khô, ngứa nên cần uống đủ nước. 

Nước uống hàng ngày không chỉ là nước lọc mà còn từ nước canh rau, nước các loại trái cây, sữa…

Các loại nước uống tốt cho người tiểu đường

Nước lọc là đồ uống không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường. Tuy nhiên, để tránh nhàm chán, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm một số loại nước dưới đây:

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có chỉ số calo là 0% và hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Điều này đã khiến đồ uống này trở thành lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường. Sử dụng trà hoa cúc thường xuyên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra còn giúp giảm thiểu tổn thương hệ thần kinh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cách sử dụng: Cho 5 bông cúc, 5 hạt kỳ tử, 3 quả táo đỏ vào bình. Tráng sơ qua bằng nước nóng. Cho 300ml nước sôi vào, ủ trà trong vòng 10 phút và sử dụng. Uống buổi sáng và trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Phụ nữ tiểu đường thai kỳ bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn không nên uống trà hoa cúc.

Trà xanh

Trà xanh được sử dụng phổ biến vì nhiều công dụng và nhiều lợi ích mang lại cho người sử dụng. Trong trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa nhóm Polyphenol và Polysaccharide giúp điều hòa đường huyết và giảm Cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó giúp dự phòng biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng giảm tình trạng viêm tự miễn, giúp làm chậm tiến triển của tiểu đường type 1. 

Cách dùng: Cho 200g lá trà tươi cùng 5 lát gừng tươi vào nồi. Cho 1.5 lít nước lọc vào và đun trong 10 phút. Có thể sử dụng trà khi còn ấm hoặc chờ nguội thêm đá. Sử dụng 2 giờ trước hoặc sau mỗi bữa ăn. Không dùng vào buổi tối.

Lưu ý: Trà xanh chứa hàm lượng cao Caffein nên người bệnh tiểu đường bị huyết áp cao không nên uống.

Socola nóng không đường

Một ly socola nóng không đường cùng một ít hạt hạnh nhân là bữa sáng lành mạnh cho người tiểu đường. Bạn có thể thêm vào một ít đường ăn kiêng vào để sử dụng. Socola có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose cũng như làm giảm huyết áp. 

Cách dùng: Đun 300ml sữa tươi không đường, khi sữa ấm nóng (khoảng 40 độ) thì tắt bếp. Thêm khoảng 10g cacao vào, khuấy đều và sử dụng. 

Nước ép táo

Nước ép táo chính là đồ uống người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua. Táo có chứa nhiều pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát lượng đường huyết. Ngoài ra, táo còn có khả năng giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể. Trong táo còn chứa vitamin B1 giúp ngăn ngừa ảnh hưởng xấu lên hệ thần kinh ở người bệnh tiểu đường.

Cách dùng: Rửa sạch 2 – 3 quả táo cho vào máy ép. Sử dụng luôn hoặc cho thêm 1 chút đường ăn kiêng. Chỉ nên uống khoảng 100ml/ngày.  

Nước ép cà chua

Nước ép cà chua là 1 trong 10 thức uống người bệnh tiểu đường nên sử dụng mỗi ngày. Trong cà chua có chứa chất chống oxy hóa lycopence. Thành phần này đóng vai trò quan trọng giúp cân bằng lượng đường trong máu. 

Cách dùng: Rửa sạch 3-5 trái cà chua rồi cho vào máy ép. Cho vào phần nước ép một chút muối. Sử dụng sau bữa ăn khoảng 2 – 3 tiếng.

Lưu ý:

  • Không nên dùng cà chua xanh do chứa Alkaloid có thể gây ngộ độc.
  • Không nên uống nước ép cà chua khi đói vì có thể gây đau bụng và tăng nguy cơ loét dạ dày.
  • Người tiểu đường bị đau dạ dày không nên sử dụng nhiều nước ép cà chua.

Nước ép mướp đắng

Mướp đắng chứa các hợp chất có tác dụng giảm kháng Insulin và điều chỉnh lượng đường cao trong máu. Hàm lượng vitamin A cao và nhiều chất chống oxy hóa khác trong mướp đắng có tác dụng giúp phòng ngừa biến chứng mắt ở người bệnh tiểu đường.

Cách dùng: Ép 3 trái mướp đắng với một ít nước lọc. Bạn thêm vào phần nước ép một ít muối, vài giọt nước cốt chanh và sử dụng. Dùng sau bữa ăn sáng.

Lưu ý:

  • Nên uống nước ép mướp đắng ngay sau khi chế biến để tránh nước ép bị biến chất.
  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không nên uống nước ép mướp đắng do có thể gây co thắt tử cung và sinh non.

Nước chanh

Với người tiểu đường, nước chanh giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Nước chanh rất ít tinh bột và đường, đồng thời giàu Vitamin C và chất xơ hoà tan. Điều này giúp làm chậm quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường, làm chậm hấp thu đường vào máu giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. 

Cách dùng: Pha 250ml nước lọc cùng 5ml nước cốt chanh. Bạn có thể thêm một chút đường ăn kiêng để tạo vị ngọt. Khuấy đều và thưởng thức sau các bữa ăn 30 phút.

Lưu ý:

  • Người bị ợ nóng, loét dạ dày không nên uống nước chanh vì có thể làm triệu chứng thêm trầm trọng.
  • Không nên uống lúc đói do nước chanh chứa nhiều axit citric có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày.

Nước dừa

Nước dừa là 1 trong những loại nước uống tốt cho người tiểu đường. Nước dừa có chỉ số GI: 54 ( mức thấp), chứa ít đường và giàu Kali, Mangan, Magie, Vitamin C, L – Arginine,… giúp cải thiện độ nhạy của Insulin và điều hòa lượng đường trong máu. Ngoài ra, nước dừa có khả năng cải thiện và ngăn ngừa bệnh lý liên quan đến thần kinh, tim mạch, thận, gan. Tuy nhiên, sử dụng nước dừa nhiều cũng không tốt, nên uống 1 trái/ ngày. Thời điểm phù hợp nhất để uống nước dừa là buổi sáng hoặc trưa, tránh chiều tối hay đêm khuya.

Lưu ý:

  • Người tiểu đường thai kỳ hoặc có bệnh thấp khớp, thận mạn không nên uống nước dừa.
  • Nên chọn dừa già thay cho dừa non để giảm lượng đường trong nước dừa.

Nước tỏi tây 

Nước tỏi tây đặc biệt có ích cho người bệnh tiểu đường do chứa ít carbs (14,2 g/100g tỏi tây), ít Natri và không có chất béo bão hòa hay Cholesterol. Alliums và Kaempferol trong tỏi tây cũng đã được chứng minh tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

Cách dùng: Rửa sạch cây tỏi tây rồi thái khúc vừa. Cho 500ml nước vào phần tỏi đã thái rồi ngâm qua đêm. Hôm sau bạn có thể mang chúng ra uống. Uốn sau bữa sáng.

Lưu ý: Nước tỏi tây chứa nhiều Vitamin K có thể làm giảm tác dụng các thuốc chống đông máu, vì vậy người bệnh tiểu đường đang dùng thuốc này cần hạn chế uống nước tỏi tây.

Nước ép củ cải

Nước ép củ cải có tác dụng cải thiện hội chứng rối loạn chuyển hóa. Đây là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường. Củ cải trắng chứa chất betalain có tác dụng tăng độ nhạy của Insulin và ngăn ngừa tăng đường huyết đột ngột. Hợp chất nitrat có trong củ cải cũng giúp làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể uống nước ép củ cải 1 lần mỗi ngày.

Cách dùng: Củ cải gọt sạch vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ. Xay nhuyễn hỗn hợp gồm 2 củ cải, 3 nhánh bạc hà cùng 300ml nước lọc. Lọc bỏ phần bã rồi sử dụng. Dùng trước bữa sáng hoặc bữa trưa.

Lưu ý:

  • Người tiểu đường có tỳ vị hư hàn, bệnh dạ dày, đường ruột không nên uống nước ép củ cải.
  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên uống 1 – 2 lần mỗi tuần và chỉ sử dụng củ cải đã nấu chín.

Sử dụng mãi nước tinh khiết khiến cho người bị tiểu đường dễ chán. Bạn có thể bổ sung 10 loại nước uống trên vào thực đơn hàng ngày của người bệnh. Phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường, chỉ uống nước thôi chưa đủ.  Người bệnh cũng nên thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, luyện tập đều đặn. Nếu cần thêm thông tin vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1286 để được hỗ trợ.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn