Lý giải nguyên nhân vì sao vết thương ở người bệnh tiểu đường lâu lành

Lý giải nguyên nhân vì sao vết thương ở người bệnh tiểu đường lâu lành

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những vết thương từ nhỏ đến lớn với những mức độ khác nhau. Hầu hết các vết thương đều tự khỏi hoặc sử dụng kháng sinh để rút ngắn thời gian lành lại. Tuy nhiên vết thương ở người bệnh tiểu đường rất lâu lành, dễ nhiễm trùng, loét hoại tử và dẫn đến đoạn chi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đường lâu lành vết thương? Hãy cùng An đường TW3 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành ở người bệnh tiểu đường

Những vết thương ở người bệnh tiểu đường rất lâu lành. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành ở người tiểu đường là do:

Hệ miễn dịch bị suy giảm

Người bệnh tiểu đường thường khó kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Khi chỉ số đường huyết tăng cao sẽ khiến chức năng miễn dịch của cơ thể hoạt động kém. Cơ thể mất đi khả năng chống lại vi khuẩn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại các vết thương.

Đường huyết tăng cao dẫn đến chậm tuần hoàn máu

Kiểm soát tốt đường huyết rất quan trọng trong việc điều trị vết thương ở người bệnh tiểu đường.

Kiểm soát tốt đường huyết rất quan trọng trong việc điều trị vết thương ở người bệnh tiểu đường.

Người bệnh khi không kiểm soát tốt đường huyết sẽ khiến quá trình tuần hoàn lưu thông máu gián đoạn. Tuần hoàn máu bị chậm lại làm hạn chế hoạt động của các tế bào hồng cầu, bạch cầu. Tình trạng này gây khó khăn trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng đến chữa lành các vết thương. Điều này khiến các vết thương ở người bệnh tiểu đường lâu lành.

Tổn thương hệ thần kinh

Một trong những lý do khiến người bệnh tiểu đường lâu lành vết thương đó chính là do biến chứng thần kinh. Đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến tổn thương các dây thần kinh. Người bệnh sẽ không cảm nhận được vết thương hay cảm giác đau của cơ thể. Điều này khiến vết thương tiến triển nặng hơn mà người bệnh không hề hay biết. Khi phát hiện thì vết thương đã rất nặng hoặc có dấu hiệu hoại tử.

Nhiễm trùng

Một nguyên nhân khiến vết thương lâu lành ở người tiểu đường đó là do nhiễm trùng. Khi người bệnh đổ mồ hôi vào mùa nắng nóng hoặc da khô nứt nẻ vào mùa lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trên da của bệnh nhân tiểu đường.

Phân loại vết thương ở người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nếu không sớm phát hiện và điều trị vết thương sẽ dễ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng về sau

Người bệnh tiểu đường nếu không sớm phát hiện và điều trị vết thương sẽ dễ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng về sau

Vết thương của người bệnh tiểu đường cần được chăm sóc đúng cách và đúng theo từng giai đoạn. Vì vậy, bác sĩ phân loại các vết thương thành 4 cấp độ dựa trên độ sâu:

  • Độ 0: Vết thương nông trên bề mặt, chưa loét.
  • Độ 1: Vết loét nông chưa lan đến các mô như dây chằng, bao khớp, cơ xương.
  • Độ 2: Vết loét ăn sâu đến dây chằng hoặc bao khớp.
  • Độ 3: Vết loét lan đến xương hoặc khớp.

Mỗi cấp độ lại được chia thành 4 giai đoạn dựa theo mức độ nhiễm trùng và thiếu máu:

  • Giai đoạn A: Vết thương sạch, chưa nhiễm trùng.
  • Giai đoạn B: Vết thương đã nhiễm trùng.
  • Giai đoạn C: Vết thương thiếu máu.
  • Giai đoạn D: Vết thương nhiễm trùng và thiếu máu.

Để kiểm tra vết thương có bị nhiễm trùng hay không, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Sưng.
  • Nóng.
  • Đau.
  • Chảy mủ ( trắng đục, đặc hoặc có máu).
  • Có vòng đỏ > 0,5 cm xung quanh vết loét.

Nếu xuất hiện 2 trong 5 dấu hiệu này có nghĩa là vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng.

Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường, lưu ý đến việc giữ vệ sinh

Đối với người bệnh tiểu đường khi bị thương sẽ rất dễ nhiễm trùng, hoại tử dẫn đến đoạn chi. Do đó cần phải biết cách chăm sóc vết thương để hạn chế tối đa những rủi ro có thể mắc phải.

Bệnh nhân tiểu đường cần trang bị sẵn các kiến thức xử lý vết thương

Bệnh nhân tiểu đường cần trang bị sẵn các kiến thức xử lý vết thương 

Chăm sóc vết thương mới chưa nhiễm trùng

Những vết thương nông và chưa nhiễm trùng, người bệnh tiểu đường có thể được chăm sóc tại nhà.

Rửa sạch vết thương 

Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch. Rửa vết thương theo chiều từ trong ra ngoài và tự trên xuống dưới. Sau khi rửa xong dùng bông gạc sạch để thấm khô. Nếu có dị vật dính vào vết thương hãy lấy nhíp khử trùng qua cồn y tế để gắp ra. Trường hợp vết thương chảy máu cần dùng gạc hoặc vải sạch ép lên vết thương giúp cầm máu. Lưu ý không sử dụng oxy già để rửa vết thương. Vì oxy già có tính sát khuẩn rất mạnh, rất dễ gây tổn thương tế bào lành ở vết thương.

Dùng thuốc sát trùng

Bạn có thể dùng thuốc mỡ sát trùng để bôi vào vết thương cho người bệnh để tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên nên bôi 1 lớp mỏng và theo hướng dẫn của bác sĩ.

Băng vết thương

Với những vết thương nhỏ, người bệnh có thể sử dụng băng dán cá nhân. Tuy nhiên, với những vết thương rộng, có diện tích lớn cần dùng băng gạc để băng lại. Điều này giúp tránh nhiễm trùng sau khi bôi thuốc.

Thay băng và theo dõi vết thương

Mỗi ngày cần thay băng 2 lần vào sáng tối hoặc khi băng bị ướt bẩn cần thay ngay. Thực hiện các bước trên khi thay băng mới. Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau, chảy mủ…cần đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra.

Chăm sóc vết thương sâu hoặc đã bị nhiễm trùng

Với vết thương từ độ 2 trở lên cần có sự hỗ trợ của bác sĩ. Tùy theo mức độ tổn thương, các bác sĩ sẽ chỉ định chăm sóc điều trị bằng thuốc tại nhà hoặc tại bệnh viện.

Nếu người bệnh được chỉ định điều trị tại nhà cần lưu ý:

  • Thực hiện đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng thuốc theo đơn (nếu có). Trong trường hợp nhiễm trùng loét ngày càng nặng, cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Không dùng các loại kháng sinh rắc vết thương hay các loại lá đắp theo kinh nghiệm dân gian.
  • Tránh tì đè vào vết thương.
  • Nên nằm kê cao chân, thay đổi tư thế nằm thường xuyên. Đặc biệt là với những bệnh nhân bị loét ở vùng xương cụt, mông hay lưng.
  • Khi bôi thuốc cần đi găng tay y tế để đảm bảo vô trùng.
Bổ sung thực phẩm giàu protein giúp nhanh lành vết thương ở người tiểu đường

Bổ sung thực phẩm giàu protein giúp nhanh lành vết thương ở người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng cho vết thương của bệnh nhân tiểu đường

Để tốt cho sức khỏe đồng thời giúp vết thương nhanh lành, trong chế độ dinh dưỡng người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng khoa học lành mạnh. Thường xuyên tập thể dục thể thao tùy theo sức khỏe của bản thân.
  • Chế độ ăn giảm tinh bột, giảm đường.
  • Bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin đặc biệt vitamin C, các loại protein như cá, kẽm, các loại đậu… Điều này sẽ giúp kích thích quá trình liền thương.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Chúng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Bài viết trên đã giúp bạn biết được tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành và cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường. Nếu cần thêm thông tin vui lòng liên hệ Hotline 1800.1286 để được hỗ trợ. 

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn