Đột quỵ là nguyên nhân thứ ba gây tử vong sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, đột quỵ ở người bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần so với người bình thường. Do đó người bệnh cần nhận biết và sơ cứu đúng cách là hoàn toàn cần thiết. Hãy cùng An đường TW3 tìm hiểu qua bài viết sau.
Vì sao người tiểu đường có nguy cơ cao bị đột quỵ?
Đường huyết tăng cao ở người bệnh tiểu đường làm tăng lắng đọng cholesterol tại thành mạch. Từ đó làm gia tăng các mảng xơ vữa tại thành mạch, giảm khả năng đàn hồi của mạch máu. Hơn nữa, đường huyết cao lâu ngày dẫn đến mạch máu có thể bị viêm. Điều này làm chít hẹp lòng mạch gây bít tắc mạch máu,khiến tuần hoàn khó khăn. Khi mạch máu não bị tắc sẽ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu não. Phần não không được nuôi dưỡng bị tổn thương, gây liệt phần cơ thể chịu sự điều khiển ở phần não đó.
Đột quỵ ở người tiểu đường cao gấp 3 lần so với người bình thường
Theo các chuyên gia y tế, lượng người bị đột quỵ sẽ tăng từ 10-15% vào mùa đông. Ở người bệnh tiểu đường có kèm huyết áp cao, nguy cơ đột quỵ còn cao gấp 3 lần so với người bình thường. Điều này dẫn đến nguy cơ tử vong cũng sẽ cao hơn nếu không xử lý kịp thời. Do đó, các gia đình có người cao tuổi, đặc biệt là những người bị tiểu đường cần nắm vững các dấu hiệu sớm phát hiện đột quỵ và một số kỹ năng sơ cứu cơ bản.
Dấu hiệu phát hiện sớm đột quỵ và kỹ năng sơ cứu cơ bản
Dấu hiệu đột quỵ bạn cần biết
Các dấu hiệu đột quỵ ở người tiểu đường cũng tương tự như với người bình thường. Bạn có thể dựa theo nguyên tắc F.A.S.T đột quỵ để có thể nhận biết dấu hiệu đột quỵ, bao gồm:
- F (Face – Khuôn mặt): Người bệnh có dấu hiệu chảy xệ một bên gương mặt, mí mắt sụp xuống. Yêu cầu người bệnh cười để quan sát 2 bên mặt mất cân đối, méo lệch qua 1 bên.
- A (Arms – Cánh tay): Dấu hiệu đột quỵ phổ biến chính là tê liệt, yếu một bên tay hoặc một bên cơ thể. Người bị đột quỵ không thể cùng lúc nâng hai tay lên cao qua khỏi đầu, nâng thẳng tay. Cũng có một số người bệnh có thể nâng hai tay nhưng sau đó một tay lại rơi xuống ngay.
- S (Speech – Lời nói): Người bệnh nói lắp, khó nói hết một câu hoàn chỉnh, nói khó hiểu… Đây là những dấu hiệu đột quỵ bạn nên chú ý.
- T (Time – Thời gian): Khi thấy một người có một hoặc nhiều dấu hiệu giống với dấu hiệu FAST đột quỵ, cần hành động ngay lập tức để giúp người bệnh được cấp cứu kịp thời, hạn chế biến chứng do đột quỵ.
Nguyên tắc F.A.S.T giúp sớm nhận biết dấu hiệu đột quỵ
Ngoài các triệu chứng trên, còn có một số dấu hiệu đột quỵ khác như:
- Đau đầu dữ dội.
- Chóng mặt.
- Mất thăng bằng.
- Suy giảm thị lực.
- Khó khăn trong việc nuốt,…
Kỹ năng sơ cứu đột quỵ cơ bản
Trong lúc chờ xe cứu thương tới, người bệnh cần được sơ cứu lần lượt theo các bước sau:
- Nhẹ nhàng cố định đầu và cổ người bệnh trong tư thế thoải mái. Nới lỏng quần áo, không được xốc người bệnh lên. Hạn chế tối đa việc di chuyển người bệnh.
- Hô hấp nhân tạo nếu người bệnh ngừng thở.
- Nếu có dấu hiệu co giật, đặt giữa hai hàm răng của người bệnh một chiếc khăn quấn quanh thìa. Điều này để tránh người bệnh cắn vào lưỡi.
- Làm sạch đường hô hấp bằng cách lau hoặc hút nếu người bệnh tiết nhiều dịch.
- Nghiêng người bệnh nhân sang một bên sao cho dịch không tràn vào lấp kín đường hô hấp. Nếu bị liệt cho nằm nghiêng sao cho bên liệt ở trên, bên lành ở dưới.
- Nếu người bệnh tỉnh, cần trấn an, động viên tinh thần cho họ. Nhắc người bệnh hít sâu và thở chậm.
- Không cạo gió, xoa bóp cho người bệnh.
Phòng đột quỵ bằng cách nào?
Đột quỵ thường xảy ra đột ngột và để lại nhiều di chứng hết sức nặng nề. Hơn nữa đột quỵ rất dễ tái phát và nguy hiểm hơn rất nhiều. Do đó phòng ngừa đột quỵ là giải pháp an toàn cho người tiểu đường. Một số cách mà người bệnh nên thực hiện gồm:
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Mục tiêu quan trọng nhất của người bệnh là giảm và giữ đường huyết ổn định ở mức an toàn. Giảm tình trạng đề kháng insulin và mỡ máu. Để làm được điều này, người bệnh tiểu đường nên:
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột.
- Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas,…
- Tăng cường sử dụng các loại trái cây tươi, rau xanh để bổ sung vitamin, khoáng chất.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất béo Omega-3 như: cá béo, các loại hạt, dầu ô liu nguyên chất…
Xem thêm:
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường – Bạn đã biết?
Tập thể dục thường xuyên hơn
Tập thể dục thường xuyên giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, huyết áp. Bên cạnh đó, tập thể dục giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm nguy cơ hình thành huyết khối. Do đó, mỗi ngày bạn nên dành khoảng 15 – 30 phút để tập thể dục và duy trì thường xuyên.
Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên
Kiểm soát huyết áp
Người bệnh tiểu đường thường mắc kèm tình trạng cao huyết áp. Huyết áp cao khiến các biến chứng của bệnh tiểu đường đến sớm hơn. Trong đó nguy hiểm nhất là biến chứng trên thận và đột quỵ. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên giữ huyết áp ở mức ổn định 130/80.
Kiểm soát căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress sẽ làm tăng đường huyết, huyết áp. Bên cạnh đó, căng thẳng, stress cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do vậy, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh lo lắng thái quá về bệnh tật.
Không sử dụng chất kích thích
Hút thuốc lá, uống rượu, bia đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. Hơn nữa chúng còn là nguyên nhân gây ra các biến chứng bệnh tiểu đường khác. Vì vậy, người bệnh cần từ bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về dấu hiệu và cách phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh tiểu đường. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, vui lòng gọi điện đến số hotline 1800.1286 để được giải đáp nhanh nhất.
Pingback: Mách bạn - 6 cách để kiểm soát bệnh tiểu đường mùa đông