Tìm hiểu 8 hiểu lầm trong cách ăn của người bệnh tiểu đường

8 hiểu lầm trong cách ăn của người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về căn bệnh dẫn đến những sai lầm trong chế độ ăn uống. Điều này dẫn tới kiêng khem quá mức hoặc ăn uống không hợp lý. Bài viết này sẽ tổng hợp 8 hiểu lầm trong cách ăn của người bệnh tiểu đường. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Người bệnh tiểu đường mắc bệnh vì ăn quá nhiều đường

Sự thật: Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường rất đa dạng và phức tạp. Ngoài yếu tố gen thì béo phì, căng thẳng, hút thuốc… cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Một trong những điều quan trọng giúp phòng tránh bệnh tiểu đường là thiết lập thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý. Chứ không chỉ đơn giản là việc ăn nhiều đường hay ít đường. Với người bệnh tiểu đường, nên thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt thường ngày. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết.

Người bệnh phải tuân theo một chế độ ăn uống đặc biệt dành cho người tiểu đường

Sự thật: Không có chế độ ăn tiêu chuẩn dành cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số người có thể cần phải lưu ý về lượng carbs trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đối với người bị thừa cân, mục tiêu hàng đầu là giảm cân. Có rất nhiều phương pháp để thực hiện điều này. Để biết phương pháp nào hiệu quả nhất với tình trạng của mình, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Carb là viết tắt của Carbohydrate. Carbs là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Chúng được tìm thấy trong các thực phẩm từ thực vật như trái cây, đậu, rau và các loại hạt. Sữa và các sản phẩm từ sữa là thực phẩm duy nhất có nguồn gốc từ động vật có chứa carbs.

Chế độ ăn uống là một trong những lo lắng của người mắc bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn uống là một trong những lo lắng của người mắc bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường không được ăn thực phẩm chứa tinh bột

Sự thật: Tinh bột là một loại carbohydrate. Ngoài các loại thực phẩm như bánh mỳ, bánh ngọt, cơm, phở,… tinh bột còn có trong nhiều loại rau củ như khoai tây, khoai lang, ngô, đậu…

Dù chứa carb nhưng các loại rau củ chứa tinh bột cũng giàu các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Đây là nhóm thực phẩm cần có trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Nếu sử dụng phương pháp tính carb, phải tính cả lượng carb trong các loại rau củ này trong tổng lượng carb tiêu thụ hàng ngày. Nếu sử dụng phương pháp plate method, các loại rau củ chứa tinh bột nên chiếm khoảng ¼ đĩa.

Người bệnh cũng nên chọn những thực phẩm nhiều chất xơ,hạn chế thực phẩm chứa carb tinh chế. Điều này giúp bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cần thiết mà vẫn kiểm soát tốt đường huyết.

Người tiểu đường không được ăn bất cứ đồ ngọt nào

Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn đồ ngọt nhưng chỉ ở mức giới hạn.

Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn đồ ngọt nhưng chỉ ở mức giới hạn.

Sự thật: Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn đồ ngọt, tuy nhiên chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Điều này để đảm bảo lượng calo và carb trong ngày mà bệnh nhân tiêu thụ. Các món đồ ngọt vẫn ở mức hợp lý, không vượt quá giới hạn cho phép. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu nếu hạn chế bản thân quá nhiều.

Người tiểu đường nên ăn ít hoặc không ăn bữa chính

Sự thật: Nhiều người cho rằng kiểm soát đường là không ăn bữa chính, hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Kiểm soát chế độ ăn uống là điều chỉnh tổng lượng calo dung nạp mỗi ngày. Sẽ không hợp lý nếu chỉ đơn thuần kiểm soát một loại thực phẩm. Ngoài ra, kiểm soát quá mức cũng có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng hoặc hạ đường huyết. Vì vậy, chế độ ăn uống cần điều độ và hợp lý.

Không nên lựa chọn các thực phẩm đã qua gia công tinh chế như gạo trắng mịn. Thay vào đó nên lựa chọn ngũ cốc thô hay các loại đậu… làm thực phẩm chính. Bên cạnh đói, chú ý kết hợp thực phẩm thô, mịn với nhau. Ví dụ như thêm gạo đen vào gạo trắng hay đậu vào mì trắng.

Người tiểu đường cần tuyệt đối không uống rượu bia

Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề sử dụng rượu.

Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề sử dụng rượu.

Sự thật: Uống vừa phải. Không uống nhiều hơn một ly mỗi ngày cho phụ nữ và hai cho nam giới. Điều này là an toàn đối với hầu hết những người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên trước tiên người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề này.
Một số loại thuốc như insulin hoặc các thuốc làm tăng nồng độ insulin có thể làm cho người tiểu đường dễ bị hạ đường huyết. Rượu có thể làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra cách cơ thể tiêu hóa rượu khác với đường. Do đó ảnh hưởng của rượu không phải lúc nào cũng biểu hiện ngay lập tức. Uống rượu vào ban đêm có thể khiến lượng đường trong máu bệnh nhân giảm vào sáng ngày hôm sau.
Lưu ý: Không uống rượu khi chưa ăn gì và phải đảm bảo lượng calo không vượt quá giới hạn cho phép.

Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn rau xanh, không ăn thịt

Sự thật: Người tiểu đường nên lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu không ăn thịt sẽ khiến cơ thể thiếu chất đạm. Điều này dẫn tới sức đề kháng giảm và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ cho rằng protein đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy nên dung nạp đủ lượng protein vào cơ thể mỗi ngày. Nguồn protein tốt gồm thịt nạc, các loại đậu…

Người tiểu đường nên bổ sung cả protein từ thịt nạc và các loại đậu thay vì chỉ ăn rau xanh không

Người tiểu đường nên bổ sung cả protein từ thịt nạc và các loại đậu thay vì chỉ ăn rau xanh không

Chỉ cần tiêm insulin hoặc ăn kiêng hạ đường huyết, không hạn chế ăn

Sự thật: Điều này là sai lầm! Như mọi người đã biết, nền tảng để insulin hay các loại thuốc tiểu đường đạt hiệu quả tốt nhất là có một chế độ dinh dưỡng ổn định và hợp lý.

Nếu bạn ăn uống quá nhiều mỗi ngày, thêm vào đó là nhiều đường và nhiều chất béo, thì cho dù bạn có dùng bao nhiêu insulin hay thuốc hạ đường huyết thì lượng đường trong máu của bạn cũng không thể ổn định. Thậm chí còn ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc.

Tuân thủ dùng thuốc và chế độ ăn uống hợp lý là chìa khóa để giữ đường huyết ổn định trong thời gian dài.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tránh được những hiểu lầm về chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Từ đó giúp kiểm soát được đường huyết tốt hơn. Nếu cần thêm thông tin vui lòng liên hệ Hotline 1800.2186 để được chuyên gia An đường TW3 hỗ trợ tư vấn. 

Bình luận

  1. Pingback: Tìm hiểu biến chứng cơ xương khớp do tiểu đường - An Đường TW3

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn