Giải đáp thắc mắc: Bệnh tiểu đường có lây không?

AD30

Tiểu đường là bệnh chuyển hóa gây những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trên thần kinh, thận, mắt, tim… Vậy bệnh tiểu đường có lây không? Và có những biện pháp nào để phòng ngừa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường được phân thành 4 loại chính, bao gồm:

  • Đái tháo đường typ 1: Bệnh thường bắt đầu gặp ở trẻ, thanh thiếu niên với các triệu chứng rầm rộ: Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và gầy nhiều.
  • Đái tháo đường typ 2: Bệnh diễn biến âm thầm, ít có triệu chứng, thường gặp ở người thừa cân, béo phì.
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường đặc biệt do các nguyên nhân khác 

Trong đó, đái tháo đường typ 1, 2 là phổ biến. Đái tháo đường typ 2 chiếm 90 – 95% các trường hợp tiểu đường. Để biết bệnh tiểu đường có lây không, trước tiên hãy tìm hiểu về cơ chế gây bệnh tiểu đường.

Đái tháo đường typ 2 chiếm 90 – 95% các trường hợp tiểu đường

Cơ chế gây bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa. Người tiểu đường sẽ gặp tình trạng tăng glucose huyết mạn tính. Nguyên nhân đến từ việc khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin, hoặc cả hai. Insulin là hormon duy nhất trong cơ thể giúp hạ đường huyết, được tế bào beta đảo tụy tiết ra. Và dưới đây là cơ chế gây bệnh tiểu đường.

Đái tháo đường typ 1

Đái tháo đường typ 1 do tế bào beta của đảo tụy bị phá hủy. Vì thế, người bệnh sẽ không còn hoặc còn rất ít insulin. Nguyên nhân tiểu đường typ 1 chiếm 95% là cơ chế tự miễn (typ 1A), 5% vô căn (typ 1B). Cơ chế tự miễn của tiểu đường typ 1 nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta đảo tụy. Vì thế, gây ra thiếu insulin tuyệt đối và người tiểu đường typ1 phải phụ thuộc hoàn toàn vào insulin. 

Đái tháo đường typ 2

Với đái tháo đường typ 2, không có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn. Đa số tiểu đường typ 2 là những người thừa cân, béo phì, vòng eo to. Béo phì (nhất là béo phì vùng bụng) có liên quan đến tăng acid béo trong máu, mô mỡ sẽ tiết ra hormon làm giảm tác dụng của insulin ở các cơ quan đích. Tình trạng trên được gọi là đề kháng insulin tại cơ quan đích (gan, tế bào mỡ, tế bào cơ). Do đề kháng, ở giai đoạn đầu, tế bào beta của đảo tụy sẽ tăng tiết insulin trong máu. Nhưng nếu đề kháng kéo dài hoặc tình trạng ngày càng nặng, tế bào beta sẽ không tiết đủ insulin.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Đồng thời, trước đó phải chưa từng bị tiểu đường typ 1, typ 2.

Đái tháo đường đặc biệt do các nguyên nhân khác

Một số trường hợp như đái tháo đường sơ sinh. Hoặc do dùng thuốc, hóa chất như glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS, sau cấy ghép mô…

Đái tháo đường typ 2 là do đề kháng insulin

Giải đáp: Bệnh tiểu đường có lây không?

Từ cơ chế trên có thể thấy, tiểu đường là bệnh không lây nhiễm. Vì bệnh liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa chứ không phải do các vi sinh vật gây bệnh. Như vậy, dù là qua dịch tiết hô hấp, tiêu hóa (tiếp xúc trực tiếp, hắt hơi, ho,…) hay qua đường máu, đường tình dục thì bệnh tiểu đường đều không có khả năng lây nhiễm.

Trong nhiều trường hợp, các thành viên trong gia đình có thể cùng mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, lý do không phải lây nhiễm. Mà nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện không lành mạnh. Béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường typ 2. Vì thế, nếu mọi người trong gia đình cùng ăn một thực đơn, và đều lười vận động sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì. Và như thế, tất cả đều có nguy cơ bị tiểu đường. Ngược lại, bạn có thể là người duy nhất trong gia đình bị tiểu đường nếu bạn có lối sống không lành mạnh.

Đối với tiểu đường typ 1 có liên quan đến gen. Vì thế, nếu bố hoặc mẹ bị tiểu đường typ 1 thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. 

Tóm lại, tiểu đường là bệnh không lây nhiễm. Chỉ cần xây dựng lối sống khoa học, tránh thừa cân, béo phì để giảm nguy cơ tiểu đường. Còn các đường như giọt bắn, ăn uống chung, đường máu hay đường tình dục chỉ có thể mắc các bệnh truyền nhiễm khác.

Béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường typ 2

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Không có biện pháp nào để phòng ngừa bệnh tiểu đường typ 1. Đối với tiểu đường typ 2, có thể phòng ngừa bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học.

  • Hạn chế các thực phẩm, đồ uống có đường: Việc ăn uống nhiều bánh kẹo, nước ngọt,… nên được hạn chế để tránh tăng cân, béo phì.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tránh ăn quá nhiều chất béo, tinh bột,… Nên ăn rau xanh, trái cây,…
  • Tập luyện thể dục thể thao: Rèn luyện thể chất là cách để giúp bạn khỏe mạnh hơn. Thay vì dành thời gian cho Tivi, chơi game,… bạn nên tập luyện thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút. Và mỗi tuần nên hoạt động thể chất ít nhất 5 ngày.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Bị tiểu đường có lây không?” và cách phòng ngừa. Nhãn hàng hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn đọc. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn qua tổng đài miễn cước: 1800.1286.

Trả lời

Gọi điện

Gọi điện

Chat Facebook

Messenger

Điểm bán

Điểm bán

18001286
Chat Facebook
Điểm bán
Đặt hàng ngay

Vừa đăng ký tư vấn